Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị Mẹ khiển trách. Ngày nọ giận Mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sứ

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị Mẹ khiển trách. Ngày nọ giận Mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng Mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người Mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
câu 1 : xác định ptbđ chính
Câu 2 : xác định ngôi kể
Câu 3 : Chỉ a từ tượng thanh đc sử dụng trong văn bản ? Nêu tác dụng ?
Câu 4 : Nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện

1 bình luận về “Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị Mẹ khiển trách. Ngày nọ giận Mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sứ”

  1. 1.
    PTBĐ chính: Tự sự
    2.
    Ngôi kể: ngôi kể thứ ba( người kể giấu mình)
    3.
    Từ tượng thanh được sử dụng trong văn bản: nức nở
    =>Tác dụng: khắc họa tiếng khóc một cách liên tiếp, dồn dập, không thể kìm nén được của cậu bé khi biết được rằng trong rừng lại có người ghét cậu
    4.
    Ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện là một bài học bổ ý, giàu ý nghĩa về cách ứng xử với mọi người xung quanh ta. Khi con người bực tức, chìm trong những cảm xúc tiêu cực thì cũng khiến mọi người khó chịu, đánh mất thiện cảm. Chỉ tình yêu thương, sự trân trọng, quý mến và hòa động mới có thể giúp ta lan tỏa sự ấm áp, tình yêu thương và tình cảm yêu mến của mọi người.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới