Có những loài hoa hương quê hương Hương ngâu thơm ngát toả xanh vườn Hương sen thơm đượm vàng tươi nhị Thơm lá, tròn thơm

Có những loài hoa hương quê hương
Hương ngâu thơm ngát toả xanh vườn
Hương sen thơm đượm vàng tươi nhị
Thơm lá, tròn thơm cả hạt sương

Hoa bưởi hương khuya tắm ánh trăng
Thơm hăng hoa cải rực chiều vàng
Ngọt mùi hương sấu trưa ve hát
Mùi lúa mùi rơm quyện xóm làng

Chân ta dính đất bước theo mùa
Hồn trải theo hương lộng gió khua
Hương của quê hương là máu thịt
Rất xưa, rất mới, lạ lùng chưa!
(Huy Cận, trích Hoa quê hương, tập thơ Lửa thiêng 1940)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Xác định kiểu câu của câu Mùi lúa mùi rơm quyện xóm làng.

2 bình luận về “Có những loài hoa hương quê hương Hương ngâu thơm ngát toả xanh vườn Hương sen thơm đượm vàng tươi nhị Thơm lá, tròn thơm”

  1. 1. 
    @ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. (Câu có 7 chữ và mỗi khổ có 4 câu thơ). 
    2. Xác định: 
    – Câu kể
    -> “Mùi lúa mùi rơm quyện xóm làng”
    @ Phân tích: 
    “Mùa lúa thơm” là miêu tả hương lúa.
    “Quyện xóm làng” là kể lại hương thơm của lúa.
    -> Câu kể là câu gồm tính chất kể lại sự việc và miêu tả sự việc bằng lời cho người đọc. Còn gọi là câu trần thuật.

    Trả lời
  2. Câu 1:
    – Thể thơ của văn bản trên là thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ)
    Câu 2:
    – Câu “mùi lúa mùi rơm quyện xóm làng” là câu trần thuật, vì tác giả đang kể + miêu tả lại mùi thơm đặc trưng của lúa và rơm.
    color[red]text[@BadMood]

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới