Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống,

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn trên.
Câu 2: Biện pháp tu từ của đoạn trêm là gì, nêu tác dụng?
Câu 3: Các từ láy có trong đoạn văn là gì. Nêu tác dụng của chúng.

2 bình luận về “Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống,”

  1. Câu 1 : 
    – Phương thức biểu đạt chính là $\text{Tự sự }$
    -Ngôi kể là $\text{thứ nhất}$ , người kể xưng “tôi”
    Câu 2 : 
    – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trên là : 
    + Biện pháp nhân hóa , các con vật được gắn thêm nhiều hoạt động , cũng có suy nghĩ như con người
    => Tác dụng: Làm câu truyện trở nên thêm sinh động cũng thú vị , gần gũi nhiều với thiên nhiên hơn . Làm chú Dế Mèn ,Dế Choắt càng thêm thân thiện , những cảm xúc được khơi gợi lên sẽ được nhiều hơn nữa .
    + Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh , ở từ ” nhắm mắt ” 
    => Tác dụng : Chỉ sự ra đi mãi mãi nhưng lại không dùng những từ gây ra nhiều cảm xúc đâu thương , câu nói tránh gây nhiều cảm xúc tiêu cực ,tiếc nuối trong tâm hồn người đọc cũng như Dế Mèn
    Câu 3 : 
    – Từ láy là :  hốt hoảng , thoi thóp , nông nỗi , hối hận , hung hăng , ăn năn 
    => Tác dụng : Giúp câu văn trở nên nhấn nhá , thú vị và nhịp nhàng cho người đọc

    Trả lời
  2. 1. PTBĐ chính: Tự sự.
     – Ngôi kể: ngôi thứ 3
    2. BPTT: Nhân hóa
    =>Tác dụng: Giúp cho đoạn văn thêm snh động, các nhân vật dễ dàng bày tỏ được cảm xúc, suy nghĩ của mình
    3. Từ láy: hốt hoảng, nông nỗi, dại dôt, hung hăng, bậy bạ, ăn năn
    =>Tác dụng: Giúp diễn tả tâm trạng của Dế Mèn và lời khuyên chân thành của Dế Choắt           

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới