Hình ảnh người nông dân đã trỏ thành đề tài chính trong các truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930-1945. Hãy làm sáng tỏ điều đ

Hình ảnh người nông dân đã trỏ thành đề tài chính trong các truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930-1945. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua các tác phẩm như : Tức Nước Vỡ Bờ, Lão Hạc

1 bình luận về “Hình ảnh người nông dân đã trỏ thành đề tài chính trong các truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930-1945. Hãy làm sáng tỏ điều đ”

  1. A. Lập dàn ý
    I. Mở bài
    – Giới thiệu về đề tài, giai đoạn 1930-1945
    – Khái quát về tác giả, tác phẩm
    II. Thân bài
    1. Giới thiệu về nhân vật Chị Dậu, Lão Hạc
    2. Phân tích
    a. Lão Hạc
    Một lão nông dân nghèo
    – Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn
    – Con trai lão quẫn chí, ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.– Lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán cậu Vàng đi. 
    – Chọn cái chết
    b. Chị Dậu
    – Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ mặc”– Trong cảnh “nửa đêm thuế thúc trống dồn” không có tiền nộp sưu cho chồng
    – Chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng.
    – Bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái.
    – Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động
    c. Nhận xét
    III. Kết bài
    – Đánh giá về nhân vật
    – Nêu cảm nhận
    B. Bài viết tham khảo
    Đối với mỗi giai đoạn văn học thì sẽ có những đề tài khác nhau. Đất nước bị quân xâm lược, nhân dân kháng chiến thì lúc đó tất cả các tác phẩm đều hướng đến đề tài yêu nước, kháng chiến. Còn giai đoạn 1930-1945 đất nước bị thực dân Pháp đô hộ và điển hình cho giai đoạn này là nạn đói năm 1945, lúc này đề tài luôn luôn xoay quanh hình ảnh người nông dân.
    Nếu nói đến đề tài về hình ảnh người nông dân, thì xếp lên đầu tiên đó là những nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố, và Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà  văn Nam Cao. Đây đều là những tác phẩm truyện ngắn nhưng sức công phá của nó hề nhỏ. Nó không chỉ khái quát được cuộc sống người nông dân và còn khái quát được hoàn cảnh, bối cảnh lúc bấy giờ. Chúng ta thường bắt gặp nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre làng thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao. 
    Cuộc sống của người nông dân mà điển hình là Chị Dậu và Lão Hạc là  những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau. Cuộc sống của họ tủi nhục, đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.
    Với lão Hạc, một lão nông nghèo, vợ mất sớm, người con trai vì không có tiền lấy vợ mà bỏ đi đồn điền cao su. Lão sống bơ vơ một mình. Con lão bỏ đi, lão còn con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất. Năm đó lại mất mùa khiến cho cuộc sống của lão khó khăn hơn trước. Sự khó khăn đó thể hiện ở việc lão Hạc đã phải bán được cậu Vàng, một người bạn của lão.  Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xonglão không thể nào chống lại, lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn.
    Còn Chị Dậu một người phụ nữ luôn luôn đầu tắt mặt tối để nuôi chồng nuôi con. Nhưng nặng siu cao thuế nặng đã khiến gia đình chị không thể chống đỡ nổi được nữa. Chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Lúc đó chúng ta có thể thấy được sự bất lực, sự đau khổ của chị khi đứa con bị mang đi bán. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Nhưng mà bọn quan lại vẫn không tha cho nhà chị, sự đàn áp, tình yêu thương con của chị trỗi dậy và chị đã quyết tâm đánh trả. Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
    Người nông dân Việt Nam dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, một cổ hai tròng như vậy những họ vẫn luôn giữ được nét đẹp của họ. Chị Dậu luôn luôn yêu thường chồng con, hy sinh vì chồng con. Nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. 
    Đề tài về hình ảnh người nông dân giai đoạn 1930-1945 đã nên được rõ hiện thực mà họ phải trải qua, họ là những bông sen sống trong bùn nhưng tâm hồn vẫn luôn tỏ sáng và ngát hương thơm.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới