Bài tập số 1 “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi…………. ngã gục giữa sa mạc”. Câu1: Đoạn văn trên trích từ

Bài tập số 1

“Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi…………. ngã gục giữa sa mạc”.

Câu1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Câu2: Văn bản được viết theo thể loại gì? Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại đó?

Câu3: Đoạn văn kể về việc gì?

Câu4: “Cái lầm” mà nhân vật “tôi” nói đến trong đoạn trích trên là gì? Tại sao nói “không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa”?

Câu5: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn văn trích trên?

Câu6: Em hiểu câu văn sau như thế nào? Viết bằng một đoạn văn?

“Nếu người quay lại ấy là người khác… Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà con đf tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.

2 bình luận về “Bài tập số 1 “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi…………. ngã gục giữa sa mạc”. Câu1: Đoạn văn trên trích từ”

  1. c1: văn bản trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
    c2:
    -thể loại hồi ký
    -hồi ký là tường thuật lại sự việc đã xảy ra từ rất lâu trước đó
    c3: kể về việc chú bé Hông thoáng thấy bóng mẹ khi tan học
    c4:
    -cái lầm ở đây có nghĩa là nhầm lẫn
    -tại vì đám bạn bè đang chạy theo cậu và hò reo
    c5: 
    -so sánh: khác gì ảo ảnh… ngã gục giữa sa mạc
    -tác dụng: làm cho câu văn thêm sinh động, cho người đọc dễ hình dung, dễ hiểu
    c6: 
        Hồng là một cậu bé khao khát tinh yêu thương của mẹ, muốn được gặp mẹ, muốn được mằn trong vòng tay mẹ. Nên khi thấy hình bóng mẹ cậu đã vội vàng đuổi theo, bất chấp tủi nhục nếu nhận nhầm. Ở câu văn, bóng hình mẹ được so sánh với ảo ảnh trên sa mạc cho ta thấy được diễn biến tâm lý lên xuống của bé Hồng, từ vui vẻ đến lo lắng, nghi ngờ quyết định của bản thân.

    Trả lời
  2. C1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
    C2Văn bản được viết theo thể loại hồi kí.
    *hồi kí : 
    – Hồi kí không sử dụng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo trình tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.
    –  Hồi kí đặt trọng tâm vào một số sự kiện trong khi tự truyện có phạm vi rộng lớn hơn, kéo dài cả đời người.
    – Hồi kí mang đậm tính chủ quan. Các sự kiện được kể lại không khỏi chịu tác động bởi các quy luật quên lãng, làm méo lệch cơ chế hồi ức.  
    C3 : Đoạn văn kể về việc bé Hồng nhìn thấy một người phụ nữ và nhận ra là mẹ, em định gọi mẹ nhưng lại sợ nhầm.
    C4Cái “lầm” đó chính việc người phụ mà cậu vừa gọi kia không phải là mẹ.
    – Vì đó không phải là chú bé khi phải đối mặt với những lời cay độc của bà cô, hơn nữa cậu đang đứng rất gần với việc được gặp mẹ.
    C5Trong các câu thơ trên tác giả đã rất thành công biện pháp tu từ nói quá và so sánh. Nói quá ở chỗ “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần như rạn nứt của người bộ hành gục ngã giữa sa mạc”. Còn tác giả đã so sánh “và cái lầm đó” với “khác gì cái ảo ảnh”
    C6 : Em hiểu câu văn ấy như là một sự thất vọng tràn trề của bé Hồng nếu người mà cậu đuổi theo không phải là mẹ cậu . Hồng khao khát được gặp mẹ rất nhiều . Cậu bé đã bắt theo cái bóng hình giống mẹ mình chỉ để thử xem đó có phải là mẹ của mình hay không . Nhưng rồi cậu chợt nghĩ lại rằng nếu đó không phải mẹ mình , cậu sẽ hổ thẹn với bà cô và buồn bã . Bằng biện pháp nghệ thuật ,  bóng hình giống mẹ mà Hồng đuổi theo được so sánh khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cậu Bé . Qua đó , ta thấy được bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả Nguyên Hồng chân thật , mang nhiều khung bậc cảm xúc cho bạn được đến nhường nào .

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới