Câu 2 (10,0 điểm):Truyệnngắn Lão Hạcđãthểhiệnmột cách chân thực,cảmđộngsốphậnđauthươngcủangười nông dân trong xã

Câu 2 (10,0 điểm):Truyệnngắn Lão Hạcđãthểhiệnmột cách chân thực,cảmđộngsốphậnđauthươngcủangười nông dân trong xã hộicũ và phẩmchất cao quý tiềm tàng củahọ.Đồngthời,truyện còn cho thấytấm lòng yêu thương, trân trọngđốivớingườinông dân và tài năngnghệthuậtxuấtsắccủa nhà văn Nam Cao. (Sách giáo khoa Ngữvăn 8, tập I, Nhà xuấtbản Giáo dục).Bằngnhữnghiểubiếtcủa em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trê

2 bình luận về “Câu 2 (10,0 điểm):Truyệnngắn Lão Hạcđãthểhiệnmột cách chân thực,cảmđộngsốphậnđauthươngcủangười nông dân trong xã”

  1.            Nhắc đến truyện ngắn Lão Hạc, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, người ta nghĩ ngay đến nhân vật cùng tên, một điển hình của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám mà quên mất một hình tượng cũng hết sức thành công khác trong truyện: Nhân vật “tôi”-ông giáo. 
              “Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945” (trong bài viết Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn). Ông đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán khá muộn, khi trên văn đàn đã có những cây bút đại thụ với nhiều đỉnh cao không dễ gì vượt qua như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… Với cách đi của riêng mình, Nam Cao đã sáng tạo nên những điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi hiện thực Việt Nam. Ngày nay, những Chí Phèo, Thị Nở, dì Hảo, lão Hạc… không chỉ còn là nhân vật trong trang sách nữa mà đã bước ra cuộc đời, in đậm dấu ấn trong đời sống văn học dân tộc. Trong truyện ngắn Lão Hạc, bên cạnh nhân vật chính là một điển hình xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước 1945, nhân vật ông giáo tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng lại mang nhiều giá trị hiện thực rõ nét. . Cuộc sống họ cũng chẳng hơn gì cuộc sống của người nông dân, cũng bấp bênh, túng quẫn và bế tắc. Trong truyện, gia đình ông giáo thường xuyên rơi vào cảnh “cùng đường đất sinh nhai”, con cái nheo nhóc, bệnh tật liên miên, vợ “khổ quá rồi” đến nỗi “cái bản tính tốt” của thị “bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. Ông giáo trong Lão Hạc là một tiêu biểu cho bi kịch này của những “giáo khổ trường tư” nước ta trước Cách mạng. Ông giáo “tôi” cũng từng có “một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”, một thời mà “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét” . Trong Sống mòn, Nam Cao khẳng định: “Đau đớn thay những kiếp sống muốn khao khát lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất”. Hay như trong Đời thừa, ông viết: “Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt”. Đó chính là nỗi đau của những trí thức tiểu tư sản làm nghề dạy học ở nước ta trước 1945 mà anh giáo Thứ, ông giáo “tôi” là những điển hình.
                 Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

    Trả lời
  2. “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”.
    Ý kiến đã khái quát được những đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc, nhất là đặc sắc về mặt nội dung. Truyện khắc họa thành công số phận, cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh của Lão Hạc.Thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của Lão HạcTấm lòng đồng cảm, thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ.Những nội dung đó được xây dựng qua tài năng nghệ thuật của tác giả: xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật dựng truyện…Qua truyện ngắn Lão Hạc, làm sáng tỏ ý kiến:Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.Cuộc đời và số phận đau thương của người nông dân qua nhân vật lão Hạc (Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con, con trai duy nhất bỏ đi phu đồn điền cao su. Tuổi già sống trong bệnh tật, cô đơn và cái chết thê thảm (ăn bả chó để kết thúc cuộc đời…)Phẩm chất cao quý của lão Hạc: giàu lòng yêu thương (thương con, thương chó vàng), sống lương thiện, giàu lòng tự trọng… Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng đồng cảm,thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ. Nhà văn đứng về phía người nông dân miêu tả một cách chân thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của họ. Đồng cảm, xót xa trước số phận bất hạnh, khổ đau. Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ. Bênh vực, đòi quyền sống cho kiếp người nghèo khổ.Truyện ngắn Lão Hạc khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn Nam Cao.
    Tác giả đã hành công ở nghệ thuật dựng truyện, xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, kết thúc truyện đầy ám ảnh.Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất, lối kể linh hoạt, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc…Tác phẩm đã để lại dòng cảm xúc, ấnt tượng sâu sắc của người viết về tác phẩm.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới