Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về câu nói sau của nhân vật chị Dậu:”Thà ngồi tù. Để cho chún

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về câu nói sau của nhân vật chị Dậu:”Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”
Xin mọi người giúp đỡ ạ

2 bình luận về “Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về câu nói sau của nhân vật chị Dậu:”Thà ngồi tù. Để cho chún”

  1.  “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.” Chỉ với câu nói ấy, ta thấy được sự phẫn uất của chị Dậu đã lên đến cực điểm. Chị muốn được đứng lên đấu tranh để giải thoát khỏi cảnh bị ức hiếp. Chị Dậu cho ta thấy hình ảnh người nông dân xưa kia bị áp bức khổ cực biết bao nhiêu! Nhưng “tức nước vỡ bờ”, câu nói của chị Dậu đã biểu lộ được sự dũng cảm, quyết tâm đứng lên để thoát khỏi ách thống trị. Câu nói ấy bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam xưa kia thật đáng quý: hiền lành, chất phác nhưng mạnh mẽ, kiên quyết. Đó cũng là câu nói để lên án chế độ xã hội cũ: tàn bạo, độc ác và vô nhân tính. Khiến bao nhiêu con người lương thiện phải chịu cảnh cùng cực, khổ sở. Chế độ ấy là nơi mà cái ác tự do tung hoành, một chế độ tàn bạo đến bực khiến người ta ghê sợ! Vậy nên câu nói ấy cũng như lời kêu gọi mà tác giả gửi gắm: “Hãy cùng đứng lên, hãy cởi bỏ ách thống trị tàn bạo để cho ngày mai tươi sáng hơn!” 

    Trả lời
  2. Ý của câu nói ấy là sự phản kháng. Đúng vậy! Câu nói ấy là nỗi niềm của những người nông dân trong xã hội xưa. Không chỉ vậy, còn nêu cao được ý nghĩa, tức nước vỡ bờ, con giun xéo lắm cũng quoằn. Bởi vì, những hành động đê tiện, làm tình làm tội ấy cớ nào ai hiểu được. Phải chăng, Ngô Tất Tố đã vô cùng khéo léo khi nói lên được ý chí của những người nông dân? Rằng đằng sau cái gọi là khai hóa văn minh ấy là sự bóc lột cùng cực? Là đằng sau cái gọi là mở ra thời đại mới ấy là chế độ xâm lược dã man và tan bạo? Đúng vậy, không chịu được nữa, câu nói ấy như còn là tâm trí của tác giả. Thôi thúc những người nông dân đứng lên, nổi loạn, giành lấy bờ cõi nước ta. Cũng đồng thời phản ánh tình trạng đầy dầu sôi lửa bỏng ấy, tình trạng “tắt đèn” của biết bao gia đình người nông dân. Rằng, không có tương lai nếu như quân giặc còn trị vì đất nước. Câu nói ấy là sự phản kháng, đứng lên, muốn đấu tranh chống lại bọn áp bức và chủ nghĩa thực dân.,

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới