cảm nhận khổ thơ 2 của bài đoàn thuyền đánh cá

cảm nhận khổ thơ 2 của bài đoàn thuyền đánh cá

2 bình luận về “cảm nhận khổ thơ 2 của bài đoàn thuyền đánh cá”

  1. – Gợi sự giàu có của biển cả
    – Gợi sự quý giá: từ “bạc”
    – H/a ss đẹp: ” Cá thu…như..đoàn thoi”
    – Hình ảnh nhận hóa tinh tế” dệt”
    thừ ” ta” đầy tự hào, k còn cái tôi cô đơn nhỏ bé
    -> Cảnh ra khơi huy hoàng đầy khí thế hứa hẹn

    Trả lời
  2. Chào em, em tham khảo gợi ý sau để làm bài em nhé:
    * Câu chủ đề: Khổ thơ ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả quê hương và thể hiện tình yêu biển của người lao động.
    – Từ “hát rằng” nối liền với câu hát ra khơi ở khổ 1. Đó là tiếng hát ngợi ca sự giàu đẹp của biển cả, thể hiện niềm vui lao động phơi phới và mơ ước đánh bắt được nhiều cá tôm. 
    – Bằng thủ pháp liệt kê, nhà thơ đã nhắc đến tên các loài cá: cá bạc, cá thu với những hình ảnh liên tưởng, so sánh thú vị: “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”. Sở dĩ Huy Cận so sánh được như vậy là vì loài cá thu có thân dẹt, bơi thành từng đàn, vây cá phản chiếu ánh trăng tạo nên muôn luồng sáng lấp lánh. Trong trí tưởng tượng bay bổng, những con cá thu đang dệt nên tấm thảm đêm tráng lệ bằng muôn ngàn sợi ánh sáng lấp lánh.
    – Phép nhân hóa “đêm ngày dệt biển” cùng hình ảnh ẩn dụ, nói quá “muôn luồng sáng” đã gợi không khí lao động hăng say không kể ngày đêm, diễn tả vẻ đẹp lung linh, kì ảo của biển đêm khi đàn cá bơi trên biển thành từng vệt dưới ánh trăng như phát ra muôn luồng sáng lấp lánh.
    – Người dân chài còn cất cao tiếng hát gọi mời “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”. Có thể thấy ước mơ giản dị đánh bắt được nhiều cá tôm được thể hiện bằng giọng điệu say sưa của lời hát, những hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ đã khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, tư thế của người lao động trong thời đại mới.
    => Bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, Huy Cận không chỉ ngợi ca sự giàu đẹp của biển cả quê hương mà còn thể hiện tình yêu, niềm tự hào về biển cả quê hương và không khí ra khơi đầy hào hứng của người dân chài. Đây cũng là không khí lao động bao trùm toàn bộ miền Bắc những năm đầu xây dựng XHCN. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới