cam nhan ve hinh anh ba trong bai tho bep lua

cam nhan ve hinh anh ba trong bai tho bep lua

1 bình luận về “cam nhan ve hinh anh ba trong bai tho bep lua”

  1.       Mở đầu bài thơ, Bằng Việt sáng tạo hình ảnh bếp lửa để làm điểm tựa khơi gợi những cảm xúc nhớ thương về người bà yêu dấu – người nhóm lửa tảo tần, chịu thương chịu khó.
                          “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
                            Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
          Điệp ngữ “1 bếp lửa” lặp lại 2 lần trong khổ thơ, Bằng Việt gợi ra hình ảnh cuộc sống sinh hoạt gia đình. Ông đã miêu tả hình ảnh “1 bếp lửa chờn vờn trong sương sớm”. Từ láy chờn vờn gợi hình ảnh ngọn lửa bập bùng hòa vào biển sương mù ban mai. Khi trời còn giao tranh sớm tối, trong căn bếp đã rực sáng. Ngọn lửa chờn vờn để gợi về người nhóm lửa thức khuya dậy sớm để thổi cơm canh, để chăm lo gia đình. Người nhóm lửa đó chính là người bà nhà thơ. Nghệ thuật nhân hóa bếp lửa ấp iu nồng đượm gợi về sự chi chút, yêu thương chăm sóc tấm lòng của người nhóm lửa. Bằng Việt đã cảm nghĩ về người bà kính yêu, thương bà khó nhọc, một đời lận đận biết mấy nắng mưa. Người bà nhà thơ mang đầy đủ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, hi sinh thầm lặng vì gia đình.
        Nhà thơ nhớ lại những ngày tháng ở cùng bà trải qua những gian khó:
                           “Mẹ cùng cha bận công tác không về
                            Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
                            Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
         Hoàn cảnh của nhà thơ éo le, bố mẹ Bằng Việt đi làm Cách mạng, nhà thơ sống với bà từ tấm bé. Nhà thơ biết ơn công lao vô bờ mà bà đã dạy dỗ, nuôi nấng để Bằng Việt có sự trưởng thành như ngày hôm nay. Nghệ thuật liệt kê những động từ: ở, bảo, dạy, chăm, những động từ thể hiện những việc làm công lao, bà nuôi nhà thơ về cả thể chất, bồi dưỡng về tâm hồn, dạy từng bữa ăn, giấc ngủ cho đến những bài học đạo lí. Bà như người mẹ thứ hai. Nhà thơ thể hiện sự đồng cảm đối với những nhọc nhằn, vất vả, gian nan, niềm cảm thương trước sự hi sinh thầm lặng của bà.
          Ngoài ra, Bằng Việt đã cảm nghĩ sâu sắc về vẻ đẹp của người bà. Đó là cách sống thủy chung, son sắt, tình yêu và trách nhiệm dành cho Cách mạng quê hương, dân tộc:
                  “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
                   Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
                   Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
          Cụm từ “rồi sớm rồi chiều” gợi ra nhịp sống ngày 2 buổi sớm chiều bà gắn với bếp lửa. Nhà thơ đã sử dụng điệp ngữ, đồng thời là ẩn dụ để ngợi ca tấm lòng cao đẹp của người bà dành cho Cách mạng kháng chiến. Bà mãi mãi giữ vững 1 niềm tin mãnh liệt. Cho dù quê hương, dân tộc đang trải qua Cách mạng thăng trầm, thế những bà vẫn vững tin, vững tâm ngày mai trời lại sáng, quê hương lại yên bình. Mở đầu bài thơ, nhà thơ sử dụng điệp ngữ “1 bếp lửa” gợi ra hình ảnh người nhóm lửa tảo tần, chịu thương chịu khó. Đến đoạn thơ cuối bài, Bằng Việt đã sáng tạo điệp ngữ “1 bếp lửa”. Ngọn lửa chính là linh hồn của bếp lửa, nó biểu tượng cho tình yêu thương, niềm tin mãnh liệt của người bà dành cho kháng chiến. Cách sống trách nhiệm của bà đối với quê hương, bà đã phát huy được truyền thống gia đình tốt đẹp.
          Bằng Việt nhớ về hình ảnh bếp lửa, ông lại càng nghĩ thương bà khó nhọc, một đời lận đận như thân cò, biết mấy nắng mưa:
                 “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
                  Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
                  Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.”
           Lận đận là từ láy, gợi ra người bà vất vả, tần tảo sớm khuya. Nhà thơ đã nhắc lại 2 lần cụm từ “nắng mưa”. “Nắng mưa” nằm trong thành ngữ “năm nắng mười mưa”, chỉ những mưa nắng cuộc đời mà con người đã trải qua. Nhà thơ thương cảm, thấu hiểu được sự hi sinh thầm lặng mà bà dành cho nhà thơ, cho gia đình.
           Ở phương trời xa, cuộc sống của nhà thơ đã đủ đầy, cuộc đời của Bằng Việt sang trang mới, thế những cả đời bà vẫn lặng lẽ. Mấy chục năm trôi qua, bà vẫn thói quen dậy sớm. Từ buổi tờ mờ tinh sương, bà đã thức dậy nhóm bếp lửa chờn vờn để thổi cơm canh, phục vụ cho đời sống gia đình. Qua hình ảnh người bà của nhà thơm chúng ta cũng cảm nhận được hình ảnh người phụ nữ trong gia đình như người mẹ, người bà. Phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, đảm đang, tháo vát.
           Nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc nỗi nhớ thương bà và sự biết ơn sâu sắc. Người nhóm lửa dành trọn đời vì con vì cháu. Điệp từ “nhóm” được tác giả nhắc lại và đứng đầu 4 dòng thơ đã thể hiện được công lao to lớn, tình yêu thương, sự hi sinh của người bà:
               “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
                Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
                Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui.”
           Từ “nhóm” ở dòng 1 và dòng 3 được dùng theo nghĩa gốc. Từ “nhóm” ở dòng 2 và dòng 4 được dùng theo nghĩa chuyển, ẩn dụ. Khi bà nhóm lửa, bà đã dành trọn cả tình tình yêu thương. Bà nhóm bếp nấu nồi xôi, sắn để sẻ chung vui. Việc làm giản dị nhưng ấm áp. Nồi xôi gạo, nồi khoai sắn ngọt bùi biểu tượng cho những điều bình dị, yêu thương. Từ “nhóm” còn được nhà thơ nâng lên thành nghĩa biểu tượng, ẩn dụ cho vẻ đẹp trái tim, tâm hồn của người bà.
    color{red}{@Cá}

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới