Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Mộ

Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
1. Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?
2. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thủy, xuân sơn?
3. Theo em có thể thay từ hờn trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ vừa chép bằng từ buồn được không? Vì sao?

1 bình luận về “Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Mộ”

  1. 1.Thành ngữ trong đoạn thơ trên là “Một hai nghiêng nươc nghiêng thành”
    -> Thành ngữ này là chỉ vẻ đẹp toàn diện của Thúy Kiều-một bậc tuyệt thế giai nhân
    2.
    -Nt ước lệ hình tượng:Thu thủy 
    -> Là chỉ đôi mặt trong xanh như làn nước mùa thu của nhân vật Thúy Kiều
    -Nt ước lệ hình tượng:Xuân sơn
    -> Là chỉ đôi lông may xinh đẹp như nét núi mùa xuân của nhận vật Thúy kiều
    3.
    Từ “ hờn” và “ buồn” đều là những từ chỉ tâm trạng nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau:
    + “Buồn” chỉ tâm trạng không vui khi gặp việc đau thương hoặc đnag có điều không được như ý.Với từ “ uồn” thiên nhiên dường như khuất phục trước vẻ đẹp của Kiều
    + “Hờn” chỉ nỗi bực bội, dằn dỗi. Qua từ này, ta thấy dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ, ông muốn nhấn mạnh vẻ đẹp vượt trội của Kiều, Kiều đjep hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên đố kỵ, ghen ghét, dự báo về cuộc đời đầy sóng gió của Kiều sau này.
    ⟹ Vì vậy, không thể thay thế từ “ hờn” bằng từ “buồn”. Chỉ bằng một chi tiết nhỏ, người đọc đã thấy nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt .

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới