Đề: Viết đoạn văn thuyết minh về con trâu có sử dụng yêu tố miêu tả

Đề: Viết đoạn văn thuyết minh về con trâu có sử dụng yêu tố miêu tả

1 bình luận về “Đề: Viết đoạn văn thuyết minh về con trâu có sử dụng yêu tố miêu tả”

  1. Cuộc sống của tôi quanh quẩn những cánh đồng ruộng, cái hương giản dị, chân chất theo gió mà đung đưa. Loài trâu chúng tôi sống trong khung cảnh tầm thường. Nhưng vì sức lấn ép ở xã hội hiện tại đã biến chúng tôi thành những điều bình dị đến lạ thường.
    Loài trâu chúng tôi phân bố chủ yếu là đời sống hoang dã ở Nam Á, Đông Nam Á, miền Bắc Úc. Còn đời sống thuần dưỡng thì phổ biến ở cùng nhiệt đới Châu Á và chỉ một số ít có mặt ở Nam Mỹ, Bắc Phi. Nhưng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về giống loài tôi ở Việt Nam. Chúng tôi có nguồn gốc từ loài trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng lại chính là tổ tiên của chúng tôi, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Từ khoảnh 5-6 nghìn năm trước, chúng tôi đã hoà mình vào sự ra vào của nền văn minh lúa nước
    Ngoại hình chính là nhận dạng chính xác và phổ biến nhất giúp chúng ta phân biệt được các giống loài với nhau. Bề ngoài của tôi chỉ có điểm là khác thường nhưng còn lại là khá dễ tả. Cổ tôi dài vừa phải và có nhiều nếp nhăn, giống con người vậy. Vì là do nhiều nếp nhăn nên vùng cổ của tôi có lớp da khá mỏng và ít chống lại được với các tác nhân xung quanh. Quanh vùng vai lại khiến cho những chú trâu tự hào nhất bởi bờ vai vạm vỡ và khỏe mạnh, là chỗ tựa vững chắc cho những người nông dân. Trâu cũng là loài động vật lớp thú, có vú. Lớp lông bao phủ thân thể chúng là lông mao và thường có màu đen. Ấy như 1 bộ quần áo bạo vệ chú trâu khỏi ánh mặt trời hay những ngày giá rét. Da chúng thường rất dày, kết hợp với độ bóng loáng lại khiến chúng trông mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đôi tai này thường được mọi người ví như cái lá đa, rằng lúc nào chúng cũng ve vẩy như thế cũng chỉ để đuổi ruồi. Nhưng còn nữa, cũng nhờ đôi tai thính này mà tôi rất dễ dàng nghe được những tiếng động từ xa. Mũi tôi ươn, lợi dụng chiếc mũi to mà người ta còn hay luồn dây vào để kéo đi cho thuận tiện. Con người vẫn hay khen đôi mắt của loài trâu. Chúng tôi đây! Làm thế nào để tả được sự to tròn ngây ngô? Mặc dù nổi bật là thế nhưng người ta lại hay nhầm lẫn chúng tôi với bò. Loài bò cũng thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc loài trâu bọn tôi có một hàm răng thì đã được ông bà tôi lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”. Đó là một mẫu truyện dân gian ngắn rằng: Vì mãi cười đùa, chọc giận hổ đang bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng tôi sau đó đã bị đập vào đá mà gãy mất một hàm. Nhưng đó chỉ là truyện dân gian truyền miệng mà không có bất kì cơ sở nào chứng minh đó là sựu thật. Dựa trên thực tế mà nơi, Việc chúng tôi chỉ có một hàm răng là do hàm răng trên đã dần biến thành 1 tấm đệm  tạo bởi 1 chất sừng rất cứng, nhờ thế các răng dưới dễ dàng cọ xát, chia sát, nghiền nát lá hay cỏ trong giai đoạn nhai lại. Hai cái sừng trên đầu của chúng tôi luôn giữ 1 trạng thái cong hình lưỡi liềm, cặp sừng của chúng tôi rất cứng giúp tôi tự vệ hoặc phản công kẻ thù. Ở giống cái mỗi năm chỉ cóp thể dẻ từ 1-2 lứa và mỗi lứa thì chỉ 1 con. Những lứa nhỏ mới chào đời họ thường gọi là ghé. Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành thì chúng tôi có thể nặng từ 250-500kg. song song với đó chiều cao có thể lên đến mức 2,6m. So với bò batena là hơn rất nhiều. Phần đuôi tôi khá ngắn và có một túm lông ở cuối. Chúng ngoe nguẩy đung đưa những lúc nghỉ ngơi ngoài ruộng. Đặc biệt, chúng tôi còn có khả năng thiên phú, ấy là đứng yên như một pho tượng hàng giờ đồng hồ.
    Loài trâu ở giống cái được nuôi theo phương pháp chăn thả truyền thống, phải mất 2-3 năm mới sinh được 1 lứa. Nhưng nếu chúng tôi được chắm sóc một cách kĩ càng và đúng kĩ thuật thì chỉ cần 1 năm rữa, có thể sinh sản tiếp được 1 lứa nghé khỏe mạnh ở cách chăm sóc chung, tháng thứ nhất phải tiến hành dọn vệ sinh ở nơi ở chúng tôi, tẩy giun sán cũng như cho ăn đủ thức ăn thô xanh. Ở tháng thứ 2, cho chúng tôi đi dạo gần và ăn cỏ, lượng thức ăn cũng thay đổi : thức ăn tinh bột phải từ 1-2,5kg cho một đứa trong một ngày và phải đảm bảo đủ lượng nước. Ở tháng thứ 3, chỉ cần tăng lượng thức ăn tinh bột từ 3-4kg trong một ngày kết hợp dạo cỏ hoặc nghỉ ngơi tại chỗ ở sạch sẽ.
    Làm sao tôi có thể quên được những ngày mùa nắng sớm, những khi trời còn chưa thức, đêm còn chưa mờ, tôi đã lại hừng hực khí thế để bước vào công việc một cách nghiêm túc. Nhằm đáp lại sự nuôi dưỡng và chăm sóc tận tình của người nông dân, chúng tôi đã cố gắng phơi bày những giá trị, lợi ích của mình đem cho họ. Chúng tôi cày cấy ngoài ruộng, mệt công việc nặng nhọc giúp cho đất thêm phần tơi xốp, tạo điều kiện cho sự trồng trọt dễ dàng hơn.
    Với sức mạnh cường tráng vạm vỡ, loài trâu đã giúp người nông dân trong việc vận chuyển hàng hóa nông nghiệp hay những vật liệu nặng vẫn là khó khăn đối với con người, chính vì thế mà họ nhờ đến những chú trâu để giúp mình kéo xe đựng hàng hóa bằng chính sự cường tráng của chúng. Hơn nữa, loài trâu còn có thể Làm lương thực có tỉ lệ chất canxi, phốt pho, sắt và các vitamin (B1, B2, B6,B12,..) nhiều hơn hẳn thịt các loài gia súc, gia cầm khác. Đặc biệt, loài trâu còn có đề tài đi vào văn chương dân tộc. Từ rất lâu rồi, loài trâu đã trở thành chủ đề của nền văn chương dân tộc. chẳng hạn như hai tác giả Trần Tiêu. Nguyễn Văn Bống đã cùng có tiểu thuyết với nhan đề “con trâu”, hay nhà van Sơn Nam có truyện “mùa len trâu” và còn được dựng thành phim. Cũng như tôi đã nói: “loài trâu là những gì bình yên, giản dị đến lạ ty thường. Chính vì lẽ đó mà kho tàn văn chương ở xã hội ngày nay chứa không ít những câu ca dao tục ngữ  về loài trâu
    Trâu ơi ta bảo trâu này:
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
    Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
    Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
    Bao giờ cây lúa còn bông,
    Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
    Làm sao tôi có thể quên được những ngày nắng sớm. Những khi trời còn chưa thức , đêm còn chưa mờ, tôi đã hừng hực khí thế để bước vào công việc một cách  nghiêm túc. Nhằm đáp lại sự nuôi dưỡng và chăm sóc tận tình của người nông dân, chúng tôi đã cố gắng phơi bày những giá trị, lợi ích của mình dành cho họ. Chúng tôi cày cất đất ngoài ruộng, một công việc nặng nhọc giúp cho đất thêm phần tươi xốp, tạo điều kiện trồng trọt dễ dàng hơn. Tôi còn nhớ cái cảnh nô đùa những khi chiều tà của mấy đứa trẻ trong làng. Nhìn chúng nô đùa cùng tôi và mấy đứa bạn trâu khác thật khiến bản thân càng thêm sức lực mà cống hiến cho nhân loại. Nghĩ đến khung cảnh miền quê sông nước, ánh nắng chiều lấp lóe, soi bóng những bước chân chạy ngây thơ, những hình ảnh chăn thả chững chạc, tới ca một loài vật như tôi cũng thật cảm thấy nhẹ nhõm mà yên bình
    KẾT BÀI
    Loài trâu từ lâu đã là người bạn đồng hành thân thiết của con người. Mối quan hệ này dù khác giống loài vốn vẫn phát triển. Các bác nông dân ngày ngày chăm sóc cho cho những chú trâu của mình mong chúng có thể cống hiến sức khỏe để đồng hành với họ trên từng luống đồng. Trâu không chỉ là loài vật mà nó còn là thứ làm nên niềm vui bình dị, trọng sức giàu lúa thóc, giàu tình thương, nơi ẩn chứa đôi 3 nét đơn giản, nhưng ai cũng ao ước được tận hưởng 1 lần trong đời.
     
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới