Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm* ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
(Trích Bầm ơi, Tố Hữu, nguồn thivien.net)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. (0,5 điểm)
2. Trình bày nội dung của ngữ liệu trên. (1,0 điểm)
3. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ câu thơ in đậm trên. (1.0 điểm)
“Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”
4. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận của em khi đọc câu hai thơ đầu: Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.(1.5 điểm)
làm chi tiết giúp em với ạ

1 bình luận về “Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con”

  1. Câu 1
    Thể thơ: lục bát.
    Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
    Câu 2
    Nội dung của đoạn thơ trên là hình ảnh tần tảo, lam lũ, vất vả của người mẹ nơi quê nhà, đồng thời cũng cho thấy tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người con nơi tiền tuyến với người mẹ Việt khi phải đi chiến đấu xa nhà.
    Câu 3
    Câu thơ in đậm:
    “Mưa phùn ướt áo tứ thân
    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”
    + Một BPTT trong 2 câu thơ in đậm trên là so sánh (số lượng hạt mưa với tình thương của người con dành cho mẹ)
    -> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm và giúp cho câu thơ sinh động hơn. Đồng thời cũng nhấn mạnh và nói lên tình cảm to lớn, sâu nặng của người chiến sĩ dành cho mẹ của mình.
    Câu 4
     “Ai về thăm mẹ quê ta
    Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm….”
    Hai câu thơ trên cho thấy tình cảm của người con dành cho mẹ của mình. Dù là phải xa cách, rời xa mẹ và mảnh đất quê hương nhưng trong lòng người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về mẹ. Điều đó được thể hiện qua câu hỏi tu từ “Ai về thăm mẹ quê ta”, câu hỏi ấy cứ văng vẳng, không cần lời đáp. Dẫu không biết ai về thăm mẹ nhưng lại có “đứa con xa nhớ thầm” điều đó cho thấy một nỗi nhớ không thành lời, chỉ là thầm nhớ trong cõi lòng của người chiến sĩ nơi tiền tuyến. Qua đó, cho ta thấy được dù không ở bên cạnh chăm sóc cho mẹ. Nhưng trong người chiến sĩ vẫn luôn chứa đầy những tình thương, nỗi nhớ dành cho mẹ của mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới