viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ

viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ

2 bình luận về “viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ”

  1.                    Thanh Hải là nhà thơ cách mạng. Ông hoạt động văn nghệ trong hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ và là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Phong cách thơ của Thanh Hải có chất giọng chân tình, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, hình ảnh trong sáng giàu sức gợi, âm điệu đầy thiết tha. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là thi phẩm đặc sắc nhất của ông. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn có với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Trong đó , khổ thơ hay nhất và để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc là đoạn viết về cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.
                           Mọc giữa dòng sông xanh
                           Một bông hoa tím biếc 
                          Ơi con chim chiền chiện
                           Hót chi mà vang trời
                          Từng giọt long lanh rơi
                          Tôi đưa tay tôi hứng.
                      Bài thơ được sáng tác năm 1980, lúc này đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn thử thách. Đây cũng là hoàn cảnh đặc biệt khi Thanh Hải đang bị bệnh nặng và đang điều trị bệnh viện trung ương thành phố Huế, bài thơ được sáng 1 tháng thì ông qua đời. Bài thơ viết về mong ước của của tác muốn được cống hiến cho đất nước, là lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước của Thanh Hải. Đoạn trích trên là khổ thơ thứ nhất của bài, viết về cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.
                 Đến với đầu đoạn trích, ta cảm nhận được bức tranh thiên nhiên của Thanh Hải được vẽ bằng những hình ảnh , màu sắc hài hòa tràn đầy sức sống thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả. 
                       Mọc giữa dòng sông xanh 
                       Một bông hoa tím biếc
    Ngay hai câu thơ đầu ta đã bắt gặp 1 cách viết khác lạ . Không viết như người bình thường “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại “mọc giữa dòng sông xanh / một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ là 1 dụng ý nghệ thuật của tác giả. Điều đó nhằm khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. Không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông xanh chảy hiền hòa. Cái màu xanh ấy phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối 2 bên bờ, cái màu xanh quen thuộc mà ta có thể gặp ở bất kì một con sông nào ở dải đất miền Trung. Nổi bật lên trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, một hình ảnh thân thuộccủa cánh lục bình hay bông súng, bông trang mà ta thường gặp ở các ao hồ sông nước của làng quê. màu xanh của nước hài hòa với màu tím biếc của bông hoa tạo nên nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế.
                       Tiếp đến, bức tranh mùa xuân ấy không chỉ đẹp bởi màu sắc mà còn sinh động bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót líu lo.
                      Ơi con chim chiền chiện
                      Hót chi mà vang trời
    Thanh Hải sử dụng từ cảm thán “ôi’ được đặt đầu câu kết hợp với câu hỏi tu từ “Hói chi mà vang trời”. Điều đó cho ta thấy lời gọi ấy không chỉ cất lên từ tiếng nói mà còn cất lên từ sâu thẳm tình yêu thiên nhiên, cất lên lên từ tấm lòng của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp với những âm thanh rộn rã lan tỏa trong không gian làm cho khồn khí mùa xuân thêm náo nức rông ràng. Đồng thời thể hiên cảm xúc say sưa ngất ngây của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên. Thiên nhiên, nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻ đẹp nếu con người biết mở rông tấm lòng. Thanh Hải đã thức sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng trầm của tâm hồn.
                   Nhà thơ cảm nhận bức tranh mùa xuân đầy màu sắc, âm thanh ấy bằng tất cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo.
                         Từng giọt long lanh rơi
                         Tôi đưa tay tôi hứng
    Cụm từ “từng giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thú vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, cũng có thể là những giọt mưa xuân đang rơi,… Theo mạch cảm xúc của nhà thì có lẽ là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Ngoài ra, Thanh Hải còn sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan như thị giác, thính giác và cả xúc giác. Không chỉ vậy, nhà thơ còn có cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên với trời xuân lúc say sưa, xôn xao, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sự sống của mùa xuân, của cuộc đời.
                   Nhà thơ Xuân Quỳnh từng nói:”Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm như vậy. Với thể thơ 5 chữ, gần với làn điệu dân ca, âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết kết hợp những hình ảnh giản dị mà giàu ý nghĩa từ thiên nhiên đã tạo nên một bài thơ đầy cảm xúc, mạch lạc và rất ấn tượng. Bài thơ còn sử dụng sáng tạo những biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, … và sự phát triển tự nhiên hình ảnh mùa xuân với các pháp tu từ đặc sắc. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. Qua bài thơ, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết cùng niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
                     Tóm lại, với việc kết hợp thành công của các biện pháp nghệ thuật và tu từ đặc sắc đã tạo nên một tác phẩm thành công. Tác giả Thanh Hải muốn gửi gắm ước nguyện cũng như đóng góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Dù bài thơ đã khép lại nhưng những tình cảm và ước nguyện của nhà thơ vẫn còn in sâu trong bao tấm lòng của bạn đọc.
     MIK LÀM CẢ BÀI LUÔN NHA!!!
    MONG ĐƯỢC CTLHN Ạ ^^
    Phần phân tích mik bôi đen nha

    Trả lời
  2. Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc Mùa xuân nho nhỏ, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc.
    Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai
    Mùa xuân là chim hót trên cành cây
    Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai
    Thoáng trên mắt môi bao nụ cười…
    Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nóiđến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.
    Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi! Con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời…
    Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và sống hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
    Ơi! Con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời
    Ơi là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi của nhà thơ khi nghe chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót là khúc nhạc đồng quê. Chim chiền chiện làm tổ trên luống cày, nó là người bạn thân thiết của nhà nông. Nghe chiền chiện hót mà mừng vui, chim báo sẽ được mùa: “Chiền chiện hót lúa tốt bời bời ” (Tục ngữ). Hai tiếng “hót chi rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của bà con xứ Huế chúng mình. Qua đó, ta thấy nét xuân thứ hai được nhà thơ cảm nhận là một nét vui. Qua tiếng chim hót mà ta cảm được cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của đứa con xứ Huế
    Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Giọng thơ của Thanh Hải lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ. Song hành đối xứng, điệp ngữ… được vận dụng sắc sảo, tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Mỗi một cuộc đời hãy là một mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là những mùa xuân tươi đẹp.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới