Bài văn nghị luận về bạo lưc học đường

Viết bài văn nghị luận về bạo lực học đường đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài và giàn ý chi tiết để các bạn tham khảo cách làm bài đạt điểm cao.

3 bài văn mẫu nghị luận về bạo lực học đường

Bài văn mẫu số 1 nghị luận về bạo lực học đường (350 chữ)

  Vấn đề liên quan đến giới trẻ như bạo lực học đường đang là một vấn đề cần quan tâm và đáng báo động. Như mọi người đều biết bạo lực học đường là hành vi bắt nạt , sử dụng lời nói lẫn hành động gây ảnh hưởng đến thể xác lẫn tinh thần , điều đáng tiếc là vấn đề này xảy ra ngay trên ghế nhà trường , và những người gây ra bạo lực .Nạn nhân lại là chính học sinh , bạo lực học đường là một tình trạng đáng báo động vấn đề nhức nhói trong dư luận , như những tình trạng bạo lực học đường giữa giáo viên và học sinh , với học sinh . Điều này làm xấu đi bộ mặt của nhà trường nói chung và toàn ngành giáo dục nói chung , bạo lực học đường gây nên tác hại không đáng có ,những quan hệ xấu xa , những tổn thương tâm lý . Không chỉ dừng ở đó nó còn ảnh hưởng đến đạo đức của một người học sinh . Mà nguyên nhân chỉ nằm ở những lời nói đùa giỡn , những câu nói đễu , những xích mích nhỏ nhặt trên ghế nhà trường . Ngoài ra còn do ảnh hưởng từ phim ảnh , hay do môi trường sống , do tình bạo lực có sẵn trong người cũng là nguyên gây nên bạo lực đường . Trên các trang mạng gần đây đưa tin về viêc nữ sinh lớp mười ở VŨNG TÀU bị đánh hội đồng , kéo lê trên đường . Đây chỉ là một trong những số ít về vấn đề bạo lực học đường , nhà trường và các bậc phụ huynh cần quyết định phê phán và răng đe các hành vi bạo lực học đường , các cách chính quyền cần phải can thiệp để bảo vệ chủ nhân tương lai của đất nước . Chúng  ta phải cùnh nhau lên án loại bỏ những thói xấu ra khỏi môi trường giáo dục , vì một môi trường lành mạnh nói không với bạo lực học đường

Bài văn mẫu số 2 nghị luận về bạo lực học đường (700 chữ không chép mạng)

Có thể nói cụ thể rằng lứa tuổi học sinh,sinh viên là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.Là một lứa tuổi hồn nhiên,ngây thơ,trong sáng và tươi đẹp nhất.Thế nhưng hiện nay,sự đẹp đẽ của lứa tuổi này ko còn nữa.Mà thay vào đó là những lời nói,hành động thô bạo.Tình trạng BLHĐ thường diễn ra ở ngoài trường,trong trường hay thậm chí là cả trên mạng xã hội,đặc biệt là Facebook.

  BLHĐ là hành vi thô bạo,xúc phạm đến tinh thần và thể xác của người khác.Nhiều người cứ nghĩ,BLHĐ chỉ có đàn ông,con trai đánh nhau.Nhưng hiện nay,BLHĐ như trở thành một xu hướng trên mạng xã hội,mọi người truyền tay nhau những đoạn phim ngắn về BLHĐ,dần dần,đàn bà con gái cũng là một trong những người liên quan đến BLHĐ.Vấn đề BLHĐ hiện nay thực sự trở thành mối lo lắng và quan tâm nhất của toàn xã hội.

Hiện nay,BLHĐ đã và đang xảy ra ở khắp mọi nơi.Phụ huynh,học sinh và các thầy cô bàng hoàng và bức xúc trước những clip mà cả hội đồng xông vào đánh bạn.Những đoạn video đó cũng chỉ là một góc nhỏ trong những vụ việc BLHĐ.Ngoài xã hội còn vô vàn những vụ bạo lực khác chưa được công khai.Đối tượng mà các bạn học sinh đánh nhau đó hầu hết là những học sinh,sinh viên THCS và THPT-đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện.Ngày nay, BLHĐ ko chỉ xảy ra ở hình thức đơn giản là chửi nhau,đánh nhau trên lớp mà còn hẹn đánh nhau ở ngoài trường rất nguy hiểm gây hại tới tính mạng.Có những sự việc cả chục bạn nữ sinh xúm vào giựt tóc,cầm dày dép đánh một bạn rồi quay lên mạng nêu rếu.Đó là những việc làm thô bạo khiến cho những người hứng chịu ko những chịu nỗi đau về thể xác mà còn chịu nỗi đau về tinh thần.

Nguyên nhân của việc BLHĐ có rất nhiều lí do.Chẳng hạn là nguyên nhân ko nhận được điều mình mong muốn hoặc là nguyên nhân từ sự đối kị.Đặc biệt là đối với học sinh THCS có sự thay đổi về thể chất,tâm sinh lý,đôi khi bốc đầu không kiểm soát được bản thân.

 Hậu quả của bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về mặt thể chất của học sinh nhưng đáng lo ngại hơn là tổn thương về tinh thần.Khi trường không còn là nơi nhân cách của con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đánh sợ,thì sẽ không ai dám tới trường nữa.

Việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là gia đình và nhà trường.

Trong gia đình, các bậc phụ huynh cần giành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ bạo lực trong trường học.Đối với học sinh: Tích cực rèn luyên kĩ năng sống, chấp hành tốt nội quy trường học, tránh xa bạo lực học đường, nói không với bạo lực. Học cách kiềm chế cảm xúc….Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh.Các giáo viên cần chú ý không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp và cần phải đưa ra các nội quy không có hành vi bạo lực ngay từ khi học sinh bắt đầu vào học.Bên cạnh đó, giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa bạo lực.

Bài văn mẫu 3 nghị luận về bạo lực học đường 300 chữ

Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Nelson Mandela đã từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới”. Ngày nay trường học được coi là môi trường giáo dục tốt nhất, là nơi tạo nền tảng cũng như tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên hiện nay lại tồn tại 1 vấn nạn nhức nhối – “bạo lực học đường” đang diễn ra ở hầu hết các trường học. Bạo lực học đường là hành động thô bạo, đánh đập về thể xác, cư xử thiếu văn minh và không có giáo dục. Hành vi của bạo lực học đường có thể kể đến như xúc phạm nhân phẩm, đay nghiến, ghét bỏ, đánh đập gây ảnh hưởng cả về thể xác lẫn tâm lí và đi ngược với truyền thống “tiên học lễ hậu học văn”. Nguyên nhân do sự bộc phát, bồng bột của học sinh, do sự quản lí lỏng lẻo của nhà trường và sự thiếu quan tâm của gia đình. Một phần là do môi trường giáo dục hoặc đơn giản là sự ganh đua, xích mích từ những thứ nhỏ nhặt nhất dẫn đến mất bình tĩnh. Điển hình như vụ việc mâu thuẫn giữa các học sinh ở trường quốc tế đã gây ảnh hưởng tới nạn nhận về tâm lí và thể xác. Người gây ra bạo lực sẽ là mầm mống nguy hại tới tương lai con trẻ, sẽ bị mọi người xa lánh và căm ghét. Vì vậy chúng ta cần tẩy chay, tuyên truyền, nhà trường cần có các buổi để giao lưu, trò chuyện để khắc phục vấn nạn bạo lực học đường. Con người cần phải có tình yêu thương lẫn nhau, không nên làm hại tới bất kì ai bởi “nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương”.

Dàn ý chi tiết nghị luận về bạo lực học đường

A. Mở bài

  •   Giới thiệu về bạo lực học đường.
  •   Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích vấn đề

– Là những hành vi thô bạo, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

2. Thực trạng

  • Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  • Làm tổn thương đến tinh thần.
  • Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
  • Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng
  • Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô.

3. Nguyên nhân

  • Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp…
  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, sai lệch trong quan điểm sống.
  • Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực.
  • Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.
  • Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

– Với nạn nhân:

  •   Tổn thương về thể xác và tinh thần.
  •   Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
  •   Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

– Người gây ra bạo lực:

  •     Con người phát triển không toàn diện
  •     Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
  •     Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
  •     Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

  • Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình
  • Giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội.
  • Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt.

* Liên hệ ban thân, mở rộng

C. Kết bài

  •   Đấnh giá chung
  •   Nêu suy nghĩ của bản thân

Xem thêm

Viết một bình luận

Câu hỏi mới