Cách làm đề văn 2 ý kiến trái ngược nhau chuẩn nhất – Vợ nhặt
A. ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Màu hoa sim chỉ màu hoa vậy thôi
Khắp đảo tiền tiêu này chẳng có
Lời riêng nói cùng ngọn gió
Nhờ gió hái những chùm hoa
Gió hái những chùm hoa quê nhà
Vẹn nguyên màu thược dược
Hoa mướp vàng
tương tư hoa cúc
Hoa đào, hoa mận nhớ thương…
Đảo xa
Chum nước dần vơi
Không đủ tưới bồn hoa bên công sự
Mùa khô đi qua
lá vàng rơi lối nhớ
Con chuồn chuồn cánh đỏ nép bờ lau
Thiếu vắng mùa hoa trên đảo xa
Cùng đồng đội đón mặt trời nhìn hoa sóng
Khẩu súng ngược chiều gió lộng
Đem về san hô đá
làm hoa./.
(Hoa đảo xa, Bùi Văn Bồng)
Câu 1: Các phương thức liên kết chính trong đoạn thơ là gì? Trình bày giá trị của các phương thức liên kết đó?
Câu 2: Hình thức ngắt dòng của các câu thơ có gi đặc biệt? Anh (chị) hãy trình bày giá trị của hình thức đó đối với việc thể hiện tư tưởng của nhà thơ Bùi Văn Bồng?
Câu 3: Khổ thơ cuối xuất hiện những loài hoa đặc biệt theo cách nhìn tinh nghịch của người lính. Đó là những loài hoa nào? Anh (chị) hãy phân tích giá trị của những hình ảnh này trong việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của người lính biển đảo xa nhà.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ biền đảo quê hương.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn kết của bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng:
“Cho dù cậu cổ ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu”.
Từ câu nói trên, anh (chị) bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người.
Câu 2 (5 điểm):
Về nhân vật Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng cũng có ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trôn.
B. GỢI Ý LÀM BÀI
Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ sử dụng hai phương thức liên kết chính như sau:
– Phương thức liên tưởng: Nhà thơ Bùi Vãn Bồng sử dụng trường liên tưởng về các loài hoa bằng trưởng từ vựng “hoa” để liên két chủ đề của bài thơ. Các từ ngữ thuộc trường từ vựng loài hoa được nhà vãn sử dụng là: loài hoa, tím hồng, thược dược, hoa sim, rực nắng, màu hoa sim, chùm hoa, hái, màu thược dược, hoa mướp vàng, hoa cúc, hoa đào, hoa mận, bồn hoa, mùa khô, lá vàng, bờ lau, mùa hoa, hoa sóng,…
– Phương thức lặp: Nhà thơ lặp cụm “gió hái những chùm hoa” để liên kết hai khổ thơ:
Lời riêng nói cùng ngọn gió
Nhờ gió hái những chụm hoa Gió hải những chùm hoa quê nhà
– Tác dụng của các phương thức liên kết: Hướng người đọc đến một chủ đề thống nhất.
Câu 2: Nhà thơ có sự ngắt dòng độc đáo, các câu thơ được vắt từ dòng nọ sang dòng kia thành những cụm từ có sức biểu đạt cao:
Chỉ có đá trắng
cát vàng
mây nước (…)
Hoa mướp vàng
tương tư hoa cúc
(học sinh trình bày thành các đoạn văn đối với ý hỏi này)
Câu 3:
Thiếu vắng mùa hoa trên đảo xa
Cùng đồng đội đón mặt trời nhìn hoa sóng
Khẩu súng ngược chiều gió lộng
Đem về san hô đá
làm hoa.
Trong đoạn thơ cuối, nhà thơ nhắc đến hai loại hoa đặc biệt là hoa sóng và hoa san hô đá.
Ý nghĩa của hình ảnh hai loài hoa đặc biệt đến: Cách nhìn tinh nghịch của người lính khi nhìn nhận những thứ vốn bình thường, giản dị, gắn bó với đời sống lính tráng của họ lại là những loài hoa thật đẹp. Biển gợn sóng hay những san hô đá đều được trở thành những loài hoa đặc biệt của riêng người lính, trong đó gửi gắm những kí ức về những loài hoa quê nhà và hơn cả là sự kí thác của những khát khao cao cả của người lính. Phải có một tâm hồn tràn đầy niềm lạc quan, những người lính mới có thể có cách nhìn tinh nghịch như vậy. Đó là một cách nhìn mới của nhà thơ Bùi Vãn Bồng khi hiểu về tâm hồn của những anh lính biển đảo xa nhà, một đóng góp mới đầy giá trị trong kho tàng thơ ca về những người lính biền đảo Việt Nam.
(đối với ý hỏi này học sinh có thể trình bày những cảm nhận riêng của mình, không nhất thiết theo đáp án nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản đề cập ở trên)
Hoa đào, hoa mận nhớ thương… (…)
Đem về san hô đá
làm hoa.
Cách ngắt dòng, vắt dòng như trên có hai ý nghĩa sau:
– Thể hiện dòng suy nghĩ của nhà thơ muốn nhấn mạnh đến những hình ảnh đầy ấn tượng trong kí ức của những người lính. Họ không thể quên được những hình ảnh về những góc thân thương của quê nhả.
– Thể hiện ý thức cách tân của nhà thơ Bùi Văn Bồng muốn đi theo hướng hiện đại hóa thơ ca nước nhà, không đi theo những cách viết cũ mòn của thơ ca nhũng giai đoạn trước. Thơ ca được viết theo lối hiện đại phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc của người sáng tác chứ không phụ thuộc vào đặc điểm của lề luật trong thơ.
Câu 4:
Học sinh tự triển khai theo suy nghĩ riêng của mình. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
– Bảo vệ biển đảo là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó, lớp trê là bộ phận nòng cốt, tiên phong.
– Những người trẻ cỏ thể bào vệ biển đào quê hương bàng cách: tích cực tìm hiểu lịch sử biển đảo nước nha, tham gia các chương trình tình nguyện, cộng đồng nhằm tuyên truyền, thể hiện tình yêu đối với lanh thồ quốc gia, giới thiệu với bè bạn quốc tể về lãnh thổ, đất nước và con người Việt Nam…
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đủng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lồi chính tả, dửng từ, đặt câu,…
Yêu cầu về nội dung:
– Giải thích: Ý kiến là lời tâm sự của nhân vật Dom nói với người anh em của mình thể hiện tình cám gia đình cỏ thể vượt ra khơi rào cản của khoảng cách địa 11 (Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất) để mãi lưu giữ được thứ tình cảm trong trẻo đó trong trái tim (cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi). Tình cảm gia đình là thứ tình cảm không điều gì xóa nhòa được, không điều gì có thể cản trở và làm nó trở nên nhạt nhòa được (chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu).
Câu nói đã thể hiện sức mạnh của tình cảm gia đình như một điểm tựa tinh thẩn có thể giúp con người vượt qua mọi rào cản của không gian, thời gian để đem đến cho mỗi cá nhân những giá trị sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vi sự gắn kết giữa những người cùng huyết thống mà hiểu rộng ra, những người ngoài huyết thống vẫn có thể có được tình cảm cao quý này, khi đó “gia đình” được hiểu là cộng đồng, lả xã hội nhân quần.
– Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tình cảm gia đình được thể hiện trên những phương diện nào?
++ Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm mà những người trong gia đình dành cho nhau, đó có thể là tình mẫu từ, tình phụ tử hoặc tình câm vợ chồng, anh em trong một nhà. Mỗi tình cảm nhò đó có bền vững, có sâu nặng thi tình cảm gia đình mới thực sự mang ý nghĩa vốn có của nó.
-H- lình cảm gia đình ngoài của những con người cỏ cùng huyết thống dành cho nhau là của những con người không cùng huyết thống.
++ Tình cảm gia đình cỏ nhiều cách để thể hiện, đôi khi những sự quan tâm rất nhỏ lại làm nên những điều rất lớn như câu nói khuyết danh: Nhiều người đi tìm những sự lớn lao, vĩ đại ở những nơi rất xa mà không biết rằng thế giới được tạo ra từ những điều rất nhỏ.
Dẫn chứng: Sự quan tâm mà người con dành cho cha mẹ có thể làm cha mẹ ấm lòng. Trong những lần cha mẹ đi làm đồng vất vả giữa trời oi bức, không cần phải điều hòa mát lạnh mới làm tan mệt mỏi mà đơn giản chỉ là cắt nước chanh pha vội của người con cũng làm cho cha mẹ cảm thấy xua tan đi những mệt mỏi của công việc. Đó chính là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình.
+ Tại sao tình cảm gia đình có thề vượt qua rào cản của không gian địa lí?
++ Tình cảm gia đình có thể khiến con người luôn cảm thấy gần bên nhau cho dù đang ở khoảng cách rất xa nhau. Khoảng cách địa lí càng xa đôi khi lại chính là nguyên nhân làm khắc sâu hơn nỗi nhớ, khắc sâu niềm mong ngóng của những người thân trong gia đình. Quy luật tình cảm đó thật khó giải thích nhưng lại là điều mà mỗi người trong chúng ta đều phải công nhận.
++ Nếu những người trong gia đình thực sự muốn dành tình cảm cho nhau thì không điều gì có thể là rào cản. Kể cả một nửa vòng trái đất như nhân vật trong phim với người anh em của mình thì đó cũng chỉ là một không gian rất ngắn so với thứ tình cảm cao đẹp này.
++ Dẫn chứng: Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi cho người con là cậu bé Đỗ Nhật Nam (được ghi lại trên mạng internet) đã thể hiện tình cảm sâu sắc, đó là lòng tự hào, lòng nhớ mong da diết đến người con của mình cho dù khoảng cách địa lí rất xa. Tình cảm của cha dành cho con là một biểu hiện của tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và cao quý.
+ Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản về thời gian, tồn tại mãi mãi trong tâm trí mỗi con người?
++ Tinh cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp cổ thể tồn tại vĩnh hằng bởi những gì thuộc thế giới tinh thần là những gì cao quý nhất, bền vung nhất,
Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp, nó không thể nào bị mất đi trong thế giới con người nếu người ta có ý thức trân trọng và giữ gìn nó.
– Bài học nhận thức và hành động
+ Xây dựng ý thức cho mỗi cá nhân về việc tạo dựng tình cảm “gia đình” đối với nhũng người xa lạ, không cùng huyết thống trong xã hội.
+ Bài học nhận thức, hành động của bân thân.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
– Kim Lân là một nhà văn có nhiều trang viết gắn liền với hơi thở của vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. Ông có nhiều tác phim viết về con người và mảnh đất này như: Làng, Vợ nhặt, Con chó xấu xí
– Tác phẩm Vợ nhặt được trích từ tập truyện Con chó xấu xí là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945 vừa là bài ca ca ngợi về vẻ đẹp tình người và khát vọng sống, niềm tin vào tương lai của người lao động nghèo. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật người vợ nhặt, về nhân vật này, có ý kiến cho ràng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh; Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
2. Thân bài:
Giới thiệu chung:
+ Tác phẩm Vợ nhặt trích trong tập truyện Con chó xấu xí. Truyện được viết ngay sau Cách mạng với tên gọi Xóm ngụ cư. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành Vợ nhặt. Tác phẩm có nhiều nhân vật nhưng nhân vật người “Vợ nhặt” là nhân vật mang lại nhiều thương cảm nhất cho người đọc. Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
+ Người vợ nhặt là một nhân vật đặc biệt. Nhà văn không đặt cho chị một cái tên, không tuổi, không quê quán họ hàng, xuất hiện giữa chợ tỉnh bởi kiểu người như chị trong nạn đói năm 1945 được coi là phổ biến. Ngay từ nhan đề tác phẩm, nhà văn đã gợi ra cho người đọc một cái nhìn éo le, đau xót về sự ré rúng của giá trị con người. Đúng là phận gái giữa đường, nước chảy hoa trôi.
– Bình luận hai ý kiến:
+ Trước hết, ý kiến thứ nhất nói về hình ảnh người vợ nhặt là “người phụ nữ nghèo, cùng đường và liều lĩnh”. Đây là một nhận xét về tính cách tâm lý của người đàn bà năm đói, vì đói mà sẵn sàng bất chấp cả thể diện để có được miếng ăn cho mình. Ý kiến thứ hai bàn về vê đẹp của thị “giàu nữ tính và khát vọng”. Ý kiến này khẳng định và góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ vào lòng ham sống, khát vọng sống vươn lên hướng đến ánh sáng ngày mai. Cả hai ý kiến này đều sâu sắc mang đến cho người đọc cái nhìn đúng đắn về người vợ nhặt – nạn nhân của nạn đói năm 1945.
+ Ý kiến thứ nhất:
++ Đi suốt chiều dài của tác phẩm đúng là người vợ nhặt là “người phụ nữ nghèo, cùng đường và liều lĩnh”. Thị là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh. Dưới ngòi bút của Kim Lân, người vợ nhặt là người phụ nữ không tên không tuổi, không quê hương,
không quá khứ. Không phải là nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho Thị một cái tên mà bởi vì Thị là cánh bèo nổi trôi trong nạn đói, là người đàn bà vô danh. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là “cô ả”, “thị”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới”, “nhà tôi”. Nhưng nhân vật này để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
++ Thị bị cơn bão nạn đói thổi cho phiêu dạt đến miền đất này, cuộc sống lê la tháng ngày không biết đến ngày mai nếu như không có cái lần anh Tràng hồ một câu chơi cho đỡ nhọc đẩy. Thị xuất hiện với ngoại hình kém hấp dẫn, nếu như không muốn nói là xấu. Chân dung của thị được gợi tả với những nét không dễ nhìn. Đó là người phụ nữ gầy yếu quần áo tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt nổi bật với hai con mắt trũng hoáy. Có thể nói, cái đói đã khiến thị càng nhếch nhác, tội nghiệp lại càng nhếch nhác, tội nghiệp hơn nữa. Cái đói không chỉ tàn hại dung nhan của thị mà còn tàn hại cả tính cách, nhân phẩm, đẩy chị đến bước đường cùng. Vì đói mà thị trở nên “chao chát”, “chỏng lỏn”, “chua ngoa, đanh đá”. Thị “cong cớn”, “sưng sỉa” khi giao tiếp, nói chuyên. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. Được cho ăn, thị sẵn sàng sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Thị đã đặt sự tồn tại của mình, đặt miếng ăn lên trên nhân cách. Đó phải chăng là cái cùng đường của thị?
-H- Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, người “vợ nhặt” lại có một lòng ham sống mãnh liệt. Thị đồng ý theo Tràng là vì để được sống chứ không phải là loại đàn bà con gái lẳng lơ. Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Khi anh cu Tràng hay đùa, lại đùa có muốn theo tớ về nhà thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về thì người đàn bà kia lại im lặng sau câu đùa của Tràng. Nói đủng hơn là thị đồng ý, đồng ý mà không hề do dự, phân vân. Cái giá cùa người phụ nữ ít nhất cũng là:
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
Ở đây, thị đã “đại hạ giá” xuống còn bốn bát bánh đúcc, hai hào dầu, một thúng con… Thị nào có biết Tràng là ai, tốt xấu như thế nào, quê quán, gốc tích ra sao? Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc là Thị có thể theo ngay Tràng. Phải chăng thị theo Tràng chỉ vi miếng ăn? Thị dễ dàng, hời hợt thế ư? Thực ra hành động theo Tràng của thị xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát được sống. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trải lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý. Nói như Kim Lân: Khi viết về con người năm đói người ỉa hay nghĩ đến những con người chi nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ỷ khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai.
+ Ý kiến thứ hai:
++ Phía sau hình ảnh một kè “cùng đường và liều lĩnh”, bạn đọc thật sự xúc động trước vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn của thị. Đó là một người phụ nữ giàu nữ tính, giàu lòng tự trọng và có khát vọng sống mãnh liệt. Hoàn cảnh tản nhẫn xô đẩy chị có lúc thành ra kẻ trơ tráo, cong cán, nhưng cái bản chất thực của chị không phải vậy. Ân sâu trong tâm hồn chị vẫn là người con gái giàu lòng tự trọng. Bởi thế, cái hay của tác phẩm là không để cảnh ngộ xua con người đi đến tận cùng của cái tầm thường, hèn kém.
-H- Trên đường về nhà chồng, trước cái nhìn “săm soi”, trước những lời bông đùa, chòng ghẹo của người dân ngụ cư. Nếu như anh cu Tràng sung sướng, tự mãn, cái mặt vênh lên tự đắc với mình thì người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ. Thị ngượng nghịu, thiếu tự tin chân nọ bước díu cả vào chân kia… cái nón rách tàng che nửa khuôn mặt. Đấy là sự thể hiện nữ tính và cũng là hình ảnh của một người phụ nữ giàu lòng tự trọng. Thực ra, cái đói đã đẩy đưa Thị phải theo Tràng. Cơn bão tố cuộc đời đã xô đầy thân phận củng cực ấy ngã vào đôi vai người đàn ông thô kệch. Nhưng biết đâu đấy lại là cái may mắn của thị. Bởi cũng biết đâu, nếu không có câu bông đùa ấy của Tràng, ít bữa nữa thôi, thị có khi lại trở thành thây ma giữa nạn đói khùng khiếp này.
++ Kim Lân rất tinh tế khi miêu tả nét tâm lý, tính cách của thị. Nhà văn như lọt vào trong nỗi thẳm sâu tâm tư tình cảm ấy của người phụ nữ năm đói. Ông nhu nhìn thấy cả nỗi tủi nhục của kiếp người, thấy cả trong bước chân liêu xiêu, bước díu vào nhau kia là cả tủi hờn, xấu hổ. Cả tiếng thở dài não nuột kia cũng đáng để ông xót xa và mến yêu. Ấy là lúc Thị về đến nhà Tràng, nhìn thấy ngôi nhà vắng teo đúng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, Thị nén một tiếng thở dài. Đây là tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Ai ngờ cái phao mà thị vừa bám vào lại là một chiếc phao rách. Trong tiếng thử dài đó vừa cỏ sự lo lắng cho tương lai ngày mai, vừa có cả những lo toan và trách nhiệm của thị về gia cảnh nhà chồng. Đó phải chăng là Thị đã ý thức được phần trách nhiệm của mình đối với việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình? Tấm lòng của Thị thật đáng quý biết bao. Hay chính Kim Lân đã thổi vào tâm hồn Thị niềm lạc quan ấy để thị vững lòng cho một cuộc sống ngày mai. Quả thật là thị không tìm thấy ở Tràng một chút gì gọi là nương tựa về vật chất nhưng Tràng chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho thị vào lúc này. Chính hạnh phúc, lòng nhân ái đã làm cho người ta đổi thay, vui vẻ, tự tin vượt lên cái tăm tối của thực tại, vươn tới những ngày tươi sáng, tốt đẹp.
++ Đến lúc này người đọc chợt nhận ra, bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏng, Thị lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan và cũng giàu lòng tự trọng. Vào trong nhà, Thị e thẹn, dè dặt “ngồi mớm” vào mép giường (“Ngồi mớm” – thể ngồi bấp bênh, không ổn định nhưng cũng rất ý tứ). Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ ( chào đến hai lần). Đây là hình ảnh đẹp của người con dâu rất mực thước trong quan hệ với mẹ chồng.
Sáng hôm sau, Thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa. Đến đây, người đọc dễ nhận thấy: bao nhiêu vẻ chỏng lỏng, sưng sỉa của thị trước kia không còn nữa. Thay vào đó, chúng ta đã được cảm nhận vẻ đẹp rất nữ tính của thị. Hơn ai hết, Tràng cảm nhận đủ đầy sự thay đổi tuyệt vời ấy: Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mục không còn vè gì chao chát, chỏng lỏng như những lần Trồng gặp ở ngoài tỉnh. Câu văn này đã ghi lại cảm xúc chân thật của Tràng trước sự đổi thay tích cực cùa vợ. Phải chăng tình yêu đích thực với sức nhiệm màu diệu kì đã có sức cảm hóa với Thị?
++ Trong bữa cơm đầu đón nàng dâu: Dù bữa ăn chỉ có niêu cháo lõng bõng mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn, lại phần ăn cháo cám nhưng Thị vẫn vui vẻ, bằng lòng. Thị đã làm cho không khí gia đình ấm cúng, thân thương hơn bao giờ hết Thị chính là ngọn gió mát lành thổi vào cuộc sống của gia đình Tràng, thổi vào cả tâm hồn người đàn ông phụ xe cục mịch, thổi cả vào khuôn mặt bủng beo u ám của bà cụ Tứ để hôm nay trông bà rạng rỡ hẳn lên. Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng: Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy. Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn. Qua đó, ta câm thấy nhân vật vợ Tràng, “nàng dâu mới” cũng là người truyền tin cách mạng.
– Đánh giá:
+ Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau để hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật Có thể nói, người vợ nhặt được miêu tả ít, song đó lại là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là Tràng của ngày xưa; bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ, cùng cực. Chính Thị đã thổi một luồng sinh khí, một luồng gió mới vào cuộc sống tối tăm, nghèo khổ của Tràng, làm ngời sáng lên niềm tin vào cuộc sống.
+ Viết về sự đổi thay trong tâm tính của thị, Kim Lân bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân. nghèo, Tình, cảm nhân đạo của nhà văn thể hiện ở đây. Chính vì thế, cả hai ý kiên nêu trên ta thấy đều đúng, xác đáng. Thị nghèo khổ, cùng đường, liều lĩnh nhưng đáng thương hơn là đáng giận bởi đằng sau cái cùng đường liều lĩnh ấy là phẩm chất ham sống, giàu lòng tự trọng và khát vọng vượt lên thảm cảnh nạn đói để được sống cho một ánh sáng ngày mại.
+ Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật người vợ nhặt, nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chấn thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật.
Có thể bạn quan tâm: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo “Vợ nhặt”
3. Kết bài:
– Người vợ nhặt là một sáng tạo tài tình của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Con người Việt Nam dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai với niềm tin vào sự sống. Qua đó nhà văn cũng bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc với những số phận con người bé nhỏ của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
– Nhà văn đã lên án, tố cáo xã hội cũ đã đầy dân ta vào thảm cảnh này đồng thời ca ngợi tấm lòng yêu thương, đùm bọc của con người Việt Nam trong nạn đói mà tiêu biểu là nhân vật Tràng và bà cụ Tứ.
Xem thêm >>> Cách mở bài “Vợ nhặt” hay nhất
Trên đây là đề văn yêu cầu bạn đưa ra ý kiến của bản thân về hai ý kiến trái ngược nhau, mà cụ thể là ở nhân vật Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Hy vọng sau bài viết bạn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức về cách làm đề văn này. Chúc các bạn học tập tốt <3
Source: https://tbdn.com.vn
Category: Văn học