HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÁC CÂU CHUYỆN lớp 9 và tuyển sinh 10 – Tài liệu text

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÁC CÂU CHUYỆN lớp 9 và tuyển sinh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.28 KB, 15 trang )

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÁC CÂU CHUYỆN
1. Thế nào là bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí?
Nghị luận về một vấn để tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức,
lối sống,… của con người.
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng
cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một
tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
Yêu cầu về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn
chính xác, sinh động.
2. Cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí
a. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề (về tác giả, xuất xứ, vấn đề nghị luận…).
– Nêu vấn đề (Trích dẫn vấn đề nghị luận: câu nói, hiện tượng…).
– Chuyển ý.
b. Thân bài (Giải thích vấn đề, bàn bạc mở rộng)
– Tóm tắt ngắn gọn lại câu chuyện và nêu ý nghĩa (thay phần giải thích vấn đề).
– Chứng minh sự đúng đắn hoặc sai trái của vấn đề.
– Nhận định, đánh giá vấn đề (Biểu dương thái độ đúng hoặc lên án phến phán thái độ sai trái).
c. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận (đúng hay sai, tốt hay xấu).
– Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Đề 1: Suy nghĩ về câu chuyện “Bàn tay yêu thương”:
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích
nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc
những món đồ chơi, quyển chuyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một
bức tranh lạ của em học sinh tên là Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay!
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị cuốn hút bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em
đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là
bàn tay của một bác sĩ giải phẩu…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả.
Douglas cười ngượng ngịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.
Cô giáo ngẫn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas

bước ra sân, bởi em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ
khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các
em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas, bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng
của tình yêu thương.

Trong cuộc sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người.
Những tình cảm tốt đẹp ấy sẽ là nguồn động viên an ủi, động lực đễ những con người bất hạnh
trong cuộc sống có động lực để tiếp tục sống tốt đẹp hơn, vươn lên vượt qua mặc cảm, mang
mọi ngưới xích lại gần nhau hơn. Câu chuyện “Bàn tay yêu thương” đã phần nào nói lên đc điều
đó.
Câu chuyện ngắn kể về tình cảm giữa em học sinh tên là Douglas và cô giáo. Vào giờ ra
chơi, cô giáo thường dắt tay Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, không được
may mắn như những bạn cùng trang lứa. Em đã vẽ bàn tay cô để thể hiện lòng biết ơn và sự tri
ân của em đối với cô. Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu
thương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại

gần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong cuộc sống, giúp họ vượt qua
những bất hạnh của bản thân. Tình yêu thương không chỉ được bộc lộc qua những lời nói,
động viên, mà còn được thể hiện qua chính những hành động nhỏ bé nhưng hết sức chân thành.
Quả thật như vậy, câu chuyện khiến mọi người hiểu rằng nếu tình yêu thương được xuất
phát bằng cả tấm lòng sẽ mang lại giá trị lớn lao trong cuộc sống. Tình yêu thương của cô giáo
được thể hiện qua một hành động nhỏ là dắt tay em vào giờ ra chơi, giúp e hòa đồng cùng bè
bạn. Nhưng chính việc làm nhỏ bé ấy đã mang lại cho … ý chí vượt qua mặc cảm, khuyết tật của
bản thân. Cô giáo đã gửi hết vào đó tất cả tấm lòng yêu thương chân thành đối với đứa học trò
nhỏ. Cô vô tư thể hiện tình cảm của mình đối với em và mong muốn em sẽ được vui vẻ như
những bạn khác. Tuy việc làm nhỏ nhưng đã khiến cho em bé cảm thấy được bù đắp một phần
thiếu xót trong mình, làm cho em cảm thấy được an ủi. Chính vì thế … đã rất biết ơn cô giáo và
thể hiện niềm tri ân của em qua việc vẽ hai bàn tay cô. Không chỉ bằng kiến thức môn vẽ đã
giúp e hoàn thành bức tranh mà chính tất cả tấm lòng biết ơn cô khi được đưa vào đó đã giúp

bức tranh hoàn mỹ hơn. Chính hành động của em đã làm cô giáo cảm thấy thật sự vui và bất
ngờ. Vì cô biết… đã nhận ra được tình cảm của cô dành cho em. Trong cuộc đời, có biết bao con
người bất hạnh và cần giúp đỡ, dù đây chỉ là tình yêu thưỡng giữa con người với con người
được thể hiện qua những hành động nhỏ bé nhất. Đôi khi những cử chỉ thoạt tưởng bình thường
nhưng đấy lại chính là biểu tượng của tình yêu thương.
Tuy nhiên, trong cuộc sống quanh ta vẫn thường bắt gặp những con người thờ ơ, chế giễu
nỗi bất hạnh của người khác. Đôi khi trở thành những con người vô tâm, nhỏ nhen, đi ngược lại
với đạo lí truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Đó là những con
người đáng bị lên án và phê phán. Vì thế hãy thể hiện niềm yêu thương người khác qua
những việc làm nhỏ nhoi. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi tình yêu thương, tri ân được san sẻ cho
nhau.
Nói tóm tại, đối với mỗi học sinh chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương thầy cô, bè bạn.
Mọi người không nên nghĩ rằng việc làm nhỏ là vô ích. Đôi khi đấy là cả một động lực giúp
người khác vươn lên bất hạnh. Vì yêu thương là không có giới hạn và khi trao niềm yêu thương
cho ai đó, nó sẽ có giá trị đích thực, lớn lao khi được xuất phát bằng cả trái tim và không toan
tính.
=================

Đề 2: Nêu suy nghĩ về câu chuyện “Chiếc bình nứt”:
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt
nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiêc bình lành rất hãnh diện
về sư hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành
nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: ‘’Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình.
Tôi muốn xin lỗi ông… Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng
đáng với công sức mà ông bỏ ra “Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý
tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía
của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giông hoa phía
bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn
nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?”.

Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về
bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy
còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về
chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao
giờ thấy mình hoàn hảo.
Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình
bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn
thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì
không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc
bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những
luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…Vết nứt là tượng trưng cho khiếm khuyết, cho
những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt
mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta –
dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp
riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong
cuộc đời.
Quả thật như vậy, con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự
nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự
toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có
những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt
đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn
mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy, có biết bao khiếm khuyết
khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không
hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật
đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân
mình. Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn
luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo
mầm sự sống cho những luống hoa ven đường. Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký
dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc
từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi

tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm
được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông. Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng

ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm
khác. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu
những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đời, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa
mình với mọi người xung quanh. Bởi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì
không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mắt
lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân
mình.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều người nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu
xí, kém cỏi và cứ mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Và cũng vì thế họ luôn sống gò bó, khép mình,
tự ti, thiếu tự tin, nghị lực sống. Đó là những suy nghĩ tiêu cực, kiềm hãm sự cố gắng vươn lên
của mỗi bản thân chúng ta. Vì thế, mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản
thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều
tốt đẹp.
Nói tóm lại, câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư.
Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách chấp nhận, đồng
thời biết hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang
trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như
chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và
có ích cho cuộc đời…
=================
Đề 3: Suy nghĩ về câu chuyện “Cái kén bướm”:
Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi
hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi
việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế,
cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.Chú bướm dễ
dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm.

Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ
xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình…Nhưng chẳng có gì thay đổi!
Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn
nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé
không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ
nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể
bay ngay khi thoát ra ngoài.Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta
quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm
sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình
đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng
thành hơn.
Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thể
tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác quá nhiều mà phải biết tự vượt qua
khó khăn của mình. Phải biết giúp đỡ người khác nhưng cần giúp đỡ đúng lúc, đúng chỗ nếu
không sẽ gây ra hậu quả. Đó là lời khuyên từ câu chuyện “Cái kén bướm”? Vậy chúng ta có suy
nghĩ như thế nào về ý nghĩa câu chuyện ấy?

Chuyện kể về một cậu bé tìm thấy cái kén bướm khó khăn chui qua cái lỗ nhỏ. Cậu
quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra
khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Và từ đấy chú
bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng
phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Thông qua sự việc cậu bé và cái kén bướm, ta rút ra
được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội: Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để
con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công. Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp
đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.
Quả đúng như vậy, khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng để có
thể vượt qua được những chông gai sau này. Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố
gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt được những điều mình
mong muốn. Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn, có trắc trở và gần như không thể vượt qua, ta

cũng phải chấp nhận và vượt qua. Nếu không vượt qua được những khó khăn trước mắt, ta sẽ
không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ. Trong cuộc
sống, sự giúp đỡ luôn đáng quý và cần thiết. Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người
được nhận sự giúp đỡ mất đi cơ hội để rèn luyện, trưởng thành, thiếu đi kỹ năng sống, không tự
mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này. Hậu quả, khiến người được
giúp sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên. Trong
cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công
như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho
dân tộc). Những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu
vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay còn nhiều bạn trẻ sống thiếu niềm tin, kông có ý
thức nghị lực tự vươn lên trong cuộc sống trong học tập. Họ hay thường có thái độ ỷ lại. Đó là
những cách sống đáng bị chê trách. Bên cạnh đó cũng có những người có lòng tốt, muốn giúp
đỡ người khác nhưng hời hợt, lại đặt tình thương và sự quan tâm ấy không đúng lúc, đúng chỗ
nên gây ra những hậu quả đáng tiếc cũng cần phải rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Nói tóm lại, sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm
sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công. Chúng ta không được bỏ cuộc, phải luôn
vươn lên vì ước mơ của mình. Nếu có được sự trợ giúp thì ta phải trân trọng và càng thêm nỗ
lực chứ không được ỷ lại hay dựa dẫm. Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh
gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé sẽ mãi ân hận vì đã làm cho
bướm nhỏ không bay được.
================
Đề 4: Suy nghĩ về câu chuyện “Hai biển hồ”:
Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết.
Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.
Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh.
Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách
du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể
uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn
cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông
Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho
mình mà không chia sẻ. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ
đó tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và
mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt là của con người. Thiên nhiên không chỉ
cung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn… mà còn dạy cho ta
những bài học quý báu của cuộc sống. Tôi mới học được một bài học tuyệt vời từ một hiện
tượng đặc biệt của tự nhiên trong câu chuyện”Hai biển hồ”. Bài học đã được học nhiều trong
sách vở nhưng đến tận bây giờ tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không?
Chuyện kể rằng, ở Palestine có hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó là
biển Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có sự sống nào. Nước
trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nào người uống vào cũng sẽ bị bệnh. Trái lại,
nước trong biển Ga-li-lê lúc nào cũng trong mát, ngọt lành, là môi trường sống thuận lợi cho
cây cỏ và tôm cá ai cũng thích biển Ga-li-lê vì sự sống nơi đây luôn luôn nhộn nhịp. Sở dĩ như
thế vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ cho ai khác nên
dòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không thể sinh sôi, ngược lại, biển Ga-li-lê sau
khi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua các sông lạch khác. Biển Gali-lê cho nước đi vào nơi khác và cũng nhận nước từ các nơi khác về. Vì vậy, nước trong biển
hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Từ câu chuyện trên
chúng ta cần rút ra bài học: trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu
thương lẫn nhau.
Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học thú vị về địa lí mà còn là bài học
sâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cần
phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọng
nhất mà mỗi người cần có? Trong cuộc sống, chia sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Trong
gia đó là sự quan tâm, lo lắng, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, của
người lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với các em; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻ
mỗi khi “tối lửa tắt đèn”, là sự giúp đỡ mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự chia sẻ mang

tính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nương
tựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém may mắn… Sự sẻ chia không phân biệt chủng
tộc, giai cấp, lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chia sẻ yêu thương.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên phố những em nhỏ tươi cười chia sẻ với nhau từng mẩu bánh,
viên kẹo hay một thanh niên nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bà
lão cùng khoác tay nhau qua đường… Những người sẻ chia và nhận chia sẻ đều hạnh phúc. Sự
chia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giá
trị tinh thần, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự im lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nó
chỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia đôi khi thật nhỏ bé nhưng nó
lại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúp
người ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thực
sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì
diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm
thông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu

thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽ
luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ biết khư khư giữ
lấy những gì mình có, chỉ biết đến mình, thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau của người khác… Vì
thế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó là
những lối sống đáng bị lên án và phên phán.
Nói tóm lại: “Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nó
cho đi”. Con người sống với nhau cần có sự chia sẻ “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả.
Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao, tâm hồn mới tràn ngập vui
sướng”. Đó là bài học mà chúng ta nhận được từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm nay
những mầm ươm tươi tốt đã tặng ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Chúng ta hãy tìm
hiểu, cảm nhận và chia sẻ những món quà thú vị từ cuộc sống.
====================
Đề 5: Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ”:

Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng mẹ. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng
300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy có một bé gái đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi
nó sao lại khóc:
– Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở-nhưng nó chỉ có 35 xu
trong khi giá 1 bông hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười nói với nó:
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt 1 bó hồng thật to gửi tặng mẹ. Xong xuôi anh hỏi
nó có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng trả lời:
– Dạ chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉđường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ mới đắp.
Nó chỉ ngôi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủy
bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một
mạch 300km về nhà mẹ anh và trao tận tay bà bó hoa.
Trong cuộc sống nhộn nhịp, tất bật này có lúc ta vô tình lướt qua những điều tưởng
chừng như nhỏ nhoi để rồi khi dừng lại tại một khoảng lặng ngắn và nghĩ lại…ta mới ngỡ ra
rằng nó thật ý nghĩa. Đó dường như là sự vô tâm của con người khi mải mê hướng tới cái gì đó
to lớn hơn mà quên rằng chính điều bé nhỏ ấy lại là một phần quan trọng để làm nên ý nghĩa
tươi đẹp của cuộc sống. Và câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” là câu chuyện cảm động về tình
mẫu tử. Hơn thế nữa nó còn mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua
hoa nhờ chuyển về tặng mẹ. Khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa
hè vì không có đủ tiền để mua một bông hồng tặng mẹ. Anh giúp cô bé mua bông hồng tặng
mẹ, chở cô bé đến “nhà mẹ” cô ấy. Anh hết sức bất ngờ khi nhà mẹ cô bé là “một phần mộ mới
đắp. Anh liền quay quay cửa hàng hủy dịch vụ gửi hoa và tự tay mua một bó hoa và suốt đêm
lái xe về nhà tận tay tặng mẹ bó hoa. Dường như tình yêu ấm áp của cô bé đã đánh thức được và
đưa anh về với những giá trị thực tại. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thành

rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm…đối với mẹ – người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh
nên người.
Quả thật như vậy, mẹ lớn lao, mẹ cao cả, mẹ là tất cả, là món quà vô giá mà ta nhận
được. Mẹ là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Mẹ là người mang nặng đẻ
đau, chăm nuôi con khôn lớn, gần gũi chia sẻ những buồn vui với con, lo lắng, dõi theo con
từng bước trong cuộc đời. Mẹ sẵn sàng hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán. Mẹ là
một dòng suối tươi mát, là một thiên thần mà thượng đế đã ban tặng cho những đứa con. Tình
mẹ bao la, rộng lớn như đại dương.
Tuy nhiên, thử hỏi trong cuộc sống đầy bộn bề lo toan này có nhiều không những tấm
lòng hiếu thảo như anh thanh niên và cô bé trong câu chuyện. Đừng nói đến việc tặng những
bông hoa đẹp nhất cho mẹ mà ngay cả một lời nói nhẹ nhàng đầy yêu thương cũng không hề có.
Họ bỏ qua nó, một điều rất nhỏ nhặt ấy để chạy theo những điều xa xỉ vô ích. Họ đâu biết rằng
cái điều mà họ cho là nhỏ nhặt ấy lại vô cùng quý giá và to lớn đối người mẹ. Bên cạnh đó xã
hội ta ngày nay không thiếu những con người vô trách nhiệm, thờ ơ với bậc sinh thành ra mình.
Không một lần họ quan tâm xem bố mẹ họ hiện tại đang như thế nào, có khỏe không mà ngược
lại họ lại luôn khiến cho bố mẹ lo lắng về mình. Vậy mà những người đó vẫn sống một cách vui
vẻ, an nhàn mặc cho bố mẹ cực nhọc lam lụng. Đó là những hạn người đáng bị phê phán và
che trách. Vì thế, xin một lần hãy dừng lại trước dòng đời xuôi ngược để tìm lại cho mình
những khoảng yên tĩnh, những bài học sâu sắc về tình mẫu tử để ta có thể trở về bên tình yêu
của mẹ mãi mãi. Nếu ai đã làm cho mẹ phải buồn, phải đau đớn thì xin hãy nhớ rằng:
“Ai có mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
Nói tóm lại, con người ta chỉ biết tiếc nuối khi những gì đã đi qua, đã vượt ra khỏi tầm
tay của mình. Câu chuyện này có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mỗi chúng ta. Nó như đánh thức
chúng ta, đưa ta trở về và giữ lấy những giá trị thực tại của cuộc sống. Mẹ sẽ sống mãi trong
tâm hồn con. Sẽ mãi là như vậy. Bởi:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suôt đời lòng mẹ vẫn theo con”.
==================
Đề 6: Hãy nêu ý kiến của em về lời khuyên sau ở phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và

sự biết ơn”:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người có xảy ra một cuộc
tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người
kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt
nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp thì đến một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ
bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy
một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại
khắc lên đá”.
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời
gian nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp ghi tạc lên đá, trong lòng người.

Trên đời có vô vàn điều không chắn chắn. Nhưng tôi biết chắc có một điều rất chắc chắn
rằng không ai hoàn thiện cả. Dù có là một thiên thần, một bà tiên hay một ông Bụt cũng có lúc
mắc sai lầm và chịu ơn người khác. Tuy vậy, nhưng mắc sai lầm rồi thì chán nản, chịu ơn người
khác rồi thì thờ ơ như không có đúng không? Không, chắc chắn là không! Hãy nhớ rằng mỗi
chúng ta cần học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên
đá. Đó chính là bài học rút ra từ câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn”.
Câu chuyện kể về, anh chàng bị miệt thị đã viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất
của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Và khi anh chàng kia cứu anh thoát chết, anh cũng đã
khắc lên đá rằng: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Khi được hỏi vì sao,
anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai
có thể xóa được điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy
học cách viết những nỗi buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
Quả thật như vậy, cát luôn là những hạt li ti, nhỏ bé, chỉ cần vài cơn sóng mạnh, những
nỗi buồn sẽ bị xóa đi. Còn đá, đá là một vật thể cứng, bền chắc, dù thời gian có trôi qua thì đá
vẫn còn nguyên vẹn. Khi khắc ghi những ân nghĩa lên đá, nó sẽ tồn tại mãi mãi và vĩnh viễn về
sau. Con người ai mà chẳng có một lần lầm lỗi. Chúng ta nên học cách tha thứ để cuộc sống trở

nên tươi đẹp hơn. Tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn khi không còn những lo toan, hận thù, ghen
ghét. Thử hỏi, cuộc sống của bạn có thanh thản, nhẹ nhàng không khi trong đầu bạn chỉ toàn là
sự thù hận? Cát một thứ vô tri vô giác nhưng nó có thể xóa đi dấu vết một cách nhanh chóng.
Đấy chính là lý do vì sao ta nên viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát. Thế nhưng qua những
lỗi lầm ấy, ta tìm thấy được sự giúp đỡ từ mọi người. Ta cần phải biết ơn sự giúp đỡ ấy: Đó là
truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Đó chính là một phương tiện để ta
thực hiện việc biết ơn ấy. Đá luôn tồn tại và những ân tình ta khắc ghi trên đá cũng sẽ tồn tại và
những ân tình ta khắc ghi trên đá cũng sẽ tồn tại mãi mãi. Cũng giống như câu: “Thêm một
người bạn là bớt một kẻ thù”. Tất cả sẽ làm cho đời sống tinh thần của bạn trở nên thanh thản và
bình yên hơn.
Tuy nhiên, cuộc sống quanh ta vẫn còn những thù hằn, ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Đó
chính là những người có lối sống nhỏ nhoi, ích kỉ. Họ thậm chí còn không biết được khái niệm
của sự tha thứ và biết ơn. Đó quả là những hành động đáng bị phê phán.
Nói tóm lại, chúng ta sẽ chẳng mất nhiều công sức để làm cho cuộc sống thêm đẹp hơn.
Cuộc sống luôn có lỗi lầm và hãy học cách chấp nhận điều đó. Hãy trở thành những con người
biết tha thứ và biết ơn. Vậy mỗi chúng ta nên học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát
và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
================
Đề 7: Trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống ở đời trong bài thơ “Một khúc ca xuân”
của Tố Hữu có viết:
…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải
sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn

vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca
xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc:

…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
Bằng hình ảnh “Nếu là con chim, chiếc lá – Thì con chim phải hót – chiếc là phải xanh”,
Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu
mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã
tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống
cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho
con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà
chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời.
Quả thật như vậy, con người chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Mà sống đẹp là có “vay” có
“trả” và cao hơn nữa sống là cống hiến, hy sinh cho đời. Muốn sống cho xứng đáng tên gọi
thiêng liêng cao quý của mình. Mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một
cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói
như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải
cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một
“đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”. Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng
thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi
dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy
sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước
thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết
bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”,
đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và
lòng tự trọng, chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã
“vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với đạo lý “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Thực tế chứng minh rằng trong sự nghiệp xây dựng chính
quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý,
lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm,…
Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự

do. Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh,
cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc. Hàng ngày, hàng giờ trên đất
nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại
những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân
đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những
đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật
chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến
tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết
“vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con
đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu

vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những
người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.
Nói tóm lại, những câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay” – “trả”;
“cho” – “nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ
sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy
“cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ
Thanh Hải đã viết:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
================
Đề 8: Suy nghĩ về câu chuyện “Phần quan trọng nhất trên cơ thể”:
Mẹ tôi đã ra một câu đố: “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả
con?”
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai
là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “không phải đâu con. Có rất nhiều người trên

thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé,
sau này mẹ sẽ hỏi lại con.” Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng
nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã
học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiều
người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì”. Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì
thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất
nhanh, con yêu của mẹ”.
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương
nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng đường 26 km từ thị xã về
quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện
huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy
bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?” Tôi
như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi
giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần
quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai.”
Tôi hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?”
Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi
họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong
con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái
vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là “phần
ích kỷ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.

Đã nhiều năm rồi, những lời mẹ nói vẫn còn in sâu trong tâm trí tôi: “Vì cuộc sống là tình
yêu, con hãy là bờ vai để người khác tựa vào. Cuộc sống bận rộn, nhịp đời hối hả, càng ngày
con người càng xa cách nhau hơn, nhưng suy cho cùng, tất cả mọi sự cố gắng của con người
đều nhằm mục đích cải thiện cuộc sống mình.

Chuyện kể về người mẹ đã ra một câu đố: “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ
thể hả con?”. Ngày nhỏ, người con bảo đôi tai là bộ phận quan trọng nhất. Vài năm sau, người
con lại cho rằng đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất. Đã bao lần người con muốn mẹ nói ra đáp
án nên toàn đoán lung tung. Và sau lần trả lời ấy mẹ đều bảo là không đúng nhưng cũng khéo
léo khen con đã lớn và tiến bộ. Khi người bà qua đời mọi người đều khóc vì thương nhớ. Người
con vừa đạp xe vừa khóc. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần
cuối. Nhưng đến nơi thì đã muộn mất rồi. Người con thấy bố gục đầu vào vai mẹ và khóc. Lúc
liệm bà xong, người mẹ đến cạnh người con và bảo phần quan trọng nhất trên cơ thể chính là
cái vai, bởi vì đó là nơi người thân có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái
vai để nương tựa trong cuộc sống. Từ câu chuyện trên ta rút ra bài học ý nghĩa phần quan
trọng nhất của con người không phải là “phần ích kỷ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi
đau của người khác.
Quả thật như vậy, cuộc sống sẽ chẳng là gì nếu không có tình yêu thương. Đó là đích
đến cuối cùng, khát vọng yêu và được yêu mà từ muôn đời nay con người vẫn luôn tìm kiếm.
Nội tâm con người là một thế giới rất đỗi huyền bí, người ta mạnh mẽ đấy, nhưng cũng dễ yếu
đuối, dễ nản lòng, và ngay chính lúc đó, người ta cần lắm một bờ vai để tựa vào, để những tâm
hồn yếu mềm được mạnh mẽ, để những khổ đau được yên nghỉ, để những vấp ngã có thể đứng
lên bước tiếp… Đôi vai là hiện thân của sự sẻ chia, là biểu tượng của sự nâng đỡ. Chính những
điều ấy là chất keo gắn kết con người với con người, đưa con người vượt qua mọi rào cản mà
xích lại gần nhau hơn. Đôi vai thật quan trọng biết bao, nó không chỉ đơn thuần là sự sẻ chia mà
còn là sự giúp đỡ. Người lữ hành trên chuyến xe đò về Tết cần lắm một bờ vai để ngả đầu chợp
mắt, lại sức cho cuộc hành trình dài. Người vừa đánh mất tình yêu cần lắm một bờ vai để khóc
cho vơi đi tổn thương đổ vỡ trong lòng. Người vừa trải qua tai nạn thập tử nhất sinh cần lắm
một bờ vai để biết rằng sự sống là quý giá và đáng trân trọng biết bao.Đối với những sinh viên
xa gia đình thì có điều gì ấm áp hơn bờ vai của cha mẹ khi được trở về nhà. Đôi vai đối với con
người thật ý nghĩa biết mấy! Đó là biểu hiện của sự cho đi, và đôi khi cũng là sự nhận lại.
Thông thường, người ta hay tựa vào vai của những người mà ta thân thuộc, nhưng đôi lúc ta
cũng nhận được một bờ vai xa lạ, để biết rằng trên đời này còn lắm tình yêu thương. Và khi gặp
một ai đó nản lòng, hãy để bờ vai ta làm điểm tựa cho họ, để ta không những chia sẻ tâm tư tình
cảm với họ, mà còn nhận được từ họ sự tin tưởng và niềm vui khi giúp đỡ người khác. Phần

quan trọng nhất của con người không phải là phần “ích kỉ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi
đau của người khác. Tôi đã sống như vậy, sống để yêu mình và yêu người. Mỗi buổi sáng thức
dậy tôi vẫn có thói quen nhìn vào gương để cám ơn tạo hóa đã ban cho tôi một đôi vai để có thể
làm điểm tựa cho người khác, để tôi thể hiện tình yêu thương của mình đối với mọi người. Để
rồi mỗi khi có một ai đó hỏi tôi: “Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?”, tôi sẽ mỉm cười nhẹ
nhàng trả lời họ rằng: “Phần quan trọng nhất trên cơ thể chúng ta chính là đôi vai!”.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình
trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc
máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh. Và khi đó con người phải
chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi

vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định. Bên cạnh đó cũng có
một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối
với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần
bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ
mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án
và cần loại bỏ.
Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song
ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong
cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta
tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức
chịu đựng bạn nhé!
===================
Đề 9: Nghị luận về câu chuyện “Trái tim hoàn hảo”:
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất
vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất
mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng
trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh
mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim

khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả
những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai
cười nói:
– Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp
vá đầy sẹo và vết cắt.
– Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là
những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ,
thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế
nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn
hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau
nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu
mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại
gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù
những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao
lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ
trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết
tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên
một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo
nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…
Tình thương là nơi bắt đầu của một trái tim nhân hậu, trái tim ấy là bài cát ngày ngày đón
nhận những đợt sóng tình thương dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Vì lẽ đó, thật đẹp
biết bao nhiêu nếu như những đợt sóng ấy cứ âm thầm vỗ nhịp, hoà cùng nhịp đập với những
trái tim nhân từ. Cuộc đời con người lấy tình thương nuôi dưỡng tâm hồn, từ tâm hồn xây dựng
nên một trái tim của tình yêu, lẽ sống và dần dần trái tim ấy chợt sáog long lanh trở thành một

trái tim hoàn thiện. Và không biết từ bao giở mọi người cho ràng: “Trái tìm hoàn thiện nhất là
trái tim có nhiều mảnh vá”.
Chuyện kể về, một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp

nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà
họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”.
Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ và dường như mọi người không đồng tình.
Nhưng ông cụ vẫn khẳng định trái tim của mình đẹp vì mỗi vết cắt trong trái tim tượng trưng
cho một người mà ông yêu thương và thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim cho ông để
ông đắp vào nơi vừa xé ra. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé
một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim
đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn
bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…
Quả thật như vậy, trái tim hoàn thiện là trái tim biết dung hoà tất cả phẩm chất tốt đẹp
của con người. Phẩm chất ấy bao gồm tất cả những tình cảm, cảm xúc cùa một con người đích
thực. Một trái tim hoàn thiện luôn ngự trị trong con người giàu lòng nhân ái, vị tha, cả một cuộc
đời luôn cống hiến, dâng mình tất cả, luôn biết dung hòa giữa cho và nhận vì một lẽ, vì một điều
duy nhất, đó là vì tình yêu giữa người vớì người. Những con người ấy lúc nào cũng tồn tại một
trái tim luôn luôn biết lắng nghe, luôn luôn biết thấu hiểu, biết yêu thươrg và sẻ chia chấp nhận
hi sinh bản thân mình để mang đến niềm vui đích thực chơ những người xung quanh. Trái tim
có nhiều mảnh vá là trái tim chịu nhiều tổn thất, chịu nhiều nỗi đau và chia sẻ, hi sinh vì những
cuộc đời khác. Xung quanh ta, mọi người trao yêu thương cho nhau bằng lời nói, ánh mắt, cử
chỉ một lần trao yêu thương là một lần con tim lại mở lòng, thổn thức đến kì lạ. Có được sự
hoàn thiện của trái tim, lòng nhân ái, vị tha là liều thuốc mạnh, hoá giải từng mật mã khó nhất
để giải thoát một trái tim đang ngập trong lầm lỗi, trong ganh đua, ích kỉ. Lòng nhân ái, vị tha
bao giờ cũng đưa con người vào thiên đường của ước vọng, của tình yêu thương con người trao
đến nhau. Nó bao giờ cũng đem đến cho trái tim một tinh thần thương yêu, chia sẻ, biết cúi
mình xuống đón nhận bao nỗi đau bất hạnh, san sẻ những gì có thể dù cho rất nhỏ nhưng cái
nhỏ nhoi đó chính là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Con người Việt Nam trải qua
muôn ngàn gian khổ, đau thương và mất mát mới gây dựng được một đất nước thanh bình như
ngày nay. Đau thương là thế, mất mát là thế, họ đã gạt đi đau thương của mình, tự tìm đến hạnh
phúc đích thực và đột nhiên lại rơi lệ trước bao nỗi đau của người khác kém hạnh phúc hơn.
Bao con người ấy, bao người Việt Nam ấy, họ đều có trái tim Việt Nam hoàn thiện nhất. Biết
bao người cha người mẹ vẫn lặn lội mưu sinh hàng ngày, trái tim có thể nhiều vết thương vì

những cực nhọc về thân thể, những lo âu, suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt về tâm hồn….nhưng chỉ cần
một nụ cười rạng rỡ trên đôi môi con khi có chiếc xe đạp bằng bạn bằng bè là đủ xoa tan đi hết
muộn phiền, những nếp nhăn trên trán…. và niềm hạnh phúc ấy đủ sức vá lại những vết thương
bao ngày qua. Niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm sức mạnh cho cha mẹ làm việc hăng say hơn, yêu
đời hơn. Một trái tim hoàn thiện còn là trái tim dù bị tổn thương nhưng vẫn muốn cho đi, muốn
yêu và khao khát được yêu mãi mãi….Một cuộc đời bôn ba đến những vùng đất lạ, tìm kiếm bao
lí tưởng tuyệt vời nhất để rồi suốt một đời Bác sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư, thậm chí là
cá một cuộc đời để tìm đến những ngày sống độc lập tự do cho toàn dân tộc.
Tuy nhiên, cuộc sống quanh ta vẫn còn những trái tim ngập trong lỗi lầm, trng gan đua,
ích kỉ, những thù hằn, ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Đó chính là những người có lối sống nhỏ nhoi,

ích kỉ. Họ thậm chí còn không biết được khái niệm của sự tha thứ và biết ơn. Đó quả là những
hành động đáng bị phê phán.
Nói tóm lại, sống giữa một cộng đồng, nhận được tất cả những tình cảm đoàn kết, thân
ái, tương trợ của mọi người, chúng ta đã tin tưởng, thương yêu và giúp đỡ mọi người. Mỗi bông
hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, hướng về đó nó có thể cảm nhận được ánh nắng
mặt trời đang toả ấm để nó biết rằng nó vẫn còn tồn tại. Và con người cũng vậy, chừng nào con
người còn sống, họ cũng hướng thiện trái tim họ sẵn sàng hướng đến mọi trái tim, sẵn sàng xích
lại gần nhau hơn. Sống như vậy mới xứng đáng là một trái tim hoàn thiện.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót
Chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”
===================

bước ra sân, bởi em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như những bạn trẻkhác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự như với cácem khác, nhưng hóa ra so với Douglas, bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượngcủa tình yêu thương. Trong đời sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người. Những tình cảm tốt đẹp ấy sẽ là nguồn động viên an ủi, động lực đễ những con người bất hạnhtrong đời sống có động lực để liên tục sống tốt đẹp hơn, vươn lên vượt qua mặc cảm, mangmọi ngưới xích lại gần nhau hơn. Câu chuyện “ Bàn tay yêu thương ” đã phần nào nói lên đc điềuđó. Câu chuyện ngắn kể về tình cảm giữa em học viên tên là Douglas và cô giáo. Vào giờ rachơi, cô giáo thường dắt tay Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, không đượcmay mắn như những bạn cùng trang lứa. Em đã vẽ bàn tay cô để biểu lộ lòng biết ơn và sự triân của em so với cô. Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêuthương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng không toan tính sẽ giúp mọi người xích lạigần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong đời sống, giúp họ vượt quanhững xấu số của bản thân. Tình yêu thương không riêng gì được bộc lộc qua những lời nói, động viên, mà còn được bộc lộ qua chính những hành vi nhỏ bé nhưng rất là chân thành. Quả thật như vậy, câu chuyện khiến mọi người hiểu rằng nếu tình yêu thương được xuấtphát bằng cả tấm lòng sẽ mang lại giá trị lớn lao trong đời sống. Tình yêu thương của cô giáođược biểu lộ qua một hành vi nhỏ là dắt tay em vào giờ ra chơi, giúp e hòa đồng cùng bèbạn. Nhưng chính việc làm nhỏ bé ấy đã mang lại cho … ý chí vượt qua mặc cảm, khuyết tật củabản thân. Cô giáo đã gửi hết vào đó tổng thể tấm lòng yêu thương chân thành so với đứa học trònhỏ. Cô vô tư biểu lộ tình cảm của mình so với em và mong ước em sẽ được vui tươi nhưnhững bạn khác. Tuy việc làm nhỏ nhưng đã khiến cho em bé cảm thấy được bù đắp một phầnthiếu xót trong mình, làm cho em cảm thấy được an ủi. Chính cho nên vì thế … đã rất biết ơn cô giáo vàthể hiện niềm tri ân của em qua việc vẽ hai bàn tay cô. Không chỉ bằng kiến thức và kỹ năng môn vẽ đãgiúp e triển khai xong bức tranh mà chính toàn bộ tấm lòng biết ơn cô khi được đưa vào đó đã giúpbức tranh hoàn mỹ hơn. Chính hành vi của em đã làm cô giáo cảm thấy thật sự vui và bấtngờ. Vì cô biết … đã nhận ra được tình cảm của cô dành cho em. Trong cuộc sống, có biết bao conngười xấu số và cần giúp sức, dù đây chỉ là tình yêu thưỡng giữa con người với con ngườiđược bộc lộ qua những hành vi nhỏ bé nhất. Đôi khi những cử chỉ thoạt tưởng bình thườngnhưng đấy lại chính là hình tượng của tình yêu thương. Tuy nhiên, trong đời sống quanh ta vẫn thường phát hiện những con người hờ hững, chế giễunỗi xấu số của người khác. Đôi khi trở thành những con người vô tâm, nhỏ nhen, đi ngược lạivới đạo lí truyền thống cuội nguồn “ thương người như thể thương thân ” của dân tộc bản địa ta. Đó là những conngười đáng bị lên án và phê phán. Vì thế hãy bộc lộ niềm yêu thương người khác quanhững việc làm nhỏ nhoi. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi tình yêu thương, tri ân được san sẻ chonhau. Nói tóm tại, so với mỗi học viên tất cả chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương thầy cô, bè bạn. Mọi người không nên nghĩ rằng việc làm nhỏ là vô ích. Đôi khi đấy là cả một động lực giúpngười khác vươn lên xấu số. Vì yêu thương là không có số lượng giới hạn và khi trao niềm yêu thươngcho ai đó, nó sẽ có giá trị đích thực, lớn lao khi được xuất phát bằng cả trái tim và không toantính. = = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 2 : Nêu tâm lý về câu chuyện ” Chiếc bình nứt ” : Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứtnên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn 50%. Chiêc bình lành rất hãnh diệnvề sư hoàn hảo nhất của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thànhnhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ : ‘ ‘ Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông … Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được không thiếu những gì xứngđáng với công sức của con người mà ông bỏ ra “ Không đâu – ông chủ vấn đáp – khi đi về ngươi có chú ýtới luống hoa bên đường hay không ? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phíacủa nhà ngươi sao ? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giông hoa phíabên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng cănnhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không ? ”. Con người sinh ra vốn không ai tuyệt vời, và mỗi người tất cả chúng ta cũng đã tự phỏng vấn vềbản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời ? Khi tất cả chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấycòn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như vậy, câu chuyện vềchiếc bình nứt mà tất cả chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa baogiờ thấy mình tuyệt đối. Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bìnhbị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn 50%. Chiếc bình nứt cho nên vì thế mà luônthấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vìkhông hoàn thành xong trách nhiệm gánh nước một cách toàn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếcbình nứt, người chủ đã vấn đáp : chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho nhữngluống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp … Vết nứt là tượng trưng cho khiếm khuyết, chonhững gì không toàn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứtmà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người tất cả chúng ta – dù không tuyệt đối như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng gópriêng cho xã hội. Chính điều đó tạo ra sự những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trongcuộc đời. Quả thật như vậy, con người vẫn thường hay do dự về bản thân, vì theo cách tựnhiên, toàn bộ mọi người trong cuộc sống này đều yêu quý và hướng về cái đẹp, yêu thích sựtoàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi tất cả chúng ta nhận thấy mình không tuyệt đối, thấy mình cónhững khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốtđẹp như người khác … tất cả chúng ta sẽ thấy không dễ chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luônmang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy, có biết bao khiếm khuyếtkhiến tất cả chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát khônghay, một năng lực toán học dở tệ hay một gia cảnh kém vừa đủ … toàn bộ so với tất cả chúng ta thậtđáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như vậy, tất cả chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thânmình. Thế nhưng, tất cả chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫnluôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieomầm sự sống cho những luống hoa ven đường. Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Kýdù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những số lượng viết ra khó nhọctừ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không stress. Từ một đôitay không toàn vẹn, từ nỗi xấu số của số phận – từ những “ vết nứt ”, Nguyễn Ngọc Ký đã làmđược hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông. Mỗi người tất cả chúng ta cũng thế, chúngta hoàn toàn có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểmkhác. Có thể bạn sinh ra trong một mái ấm gia đình không niềm hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niunhững niềm vui dù li ti nhất ở cuộc sống, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữamình với mọi người xung quanh. Bởi vì mọi thứ trong đời sống chỉ có tính tương đối, bởi vìkhông có gì là “ xấu số trọn vẹn ”, “ khiếm khuyết trọn vẹn ” – nếu bạn biết lan rộng ra đôi mắtlạc quan để nhìn nhận và yêu thương đời sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thânmình. Tuy nhiên cạnh bên đó còn có nhiều người nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấuxí, kém cỏi và cứ mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Và cũng vì vậy họ luôn sống gò bó, khép mình, tự ti, thiếu tự tin, nghị lực sống. Đó là những tâm lý xấu đi, kiềm hãm sự cố gắng vươn lêncủa mỗi bản thân tất cả chúng ta. Vì thế, mỗi con người, đối lập với những khiếm khuyết của bảnthân, nên học cách đồng ý sự không hoàn hảo nhất ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điềutốt đẹp. Nói tóm lại, câu chuyện “ Chiếc bình nứt ” khép lại, để lại cho tất cả chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách gật đầu, đồngthời biết hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi tất cả chúng ta sinh ra đều mangtrong mình những giá trị và năng lực vô giá. Bởi vì đời sống của mỗi tất cả chúng ta đều hoàn toàn có thể nhưchiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp vàcó ích cho cuộc sống … = = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 3 : Suy nghĩ về câu chuyện ” Cái kén bướm ” : Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồihàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ bé. Rồi cậu bé thấy mọiviệc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không hề cố hơn được nữa ? ! Vì thế, cậu quyết định hành động giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễdàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với kỳ vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽxẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình … Nhưng chẳng có gì đổi khác ! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhănnhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng khi nào hoàn toàn có thể bay được. Có một điều mà cậu békhông thể hiểu : cái kén eo hẹp khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗnhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động ảnh hưởng lên đôi cánh và khung hình của bướm, giúp chú có thểbay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là rất thiết yếu trong đời sống. Nếu taquen sống một cuộc sống yên bình, thuận tiện, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩmsinh mỗi người đều có. Và chẳng khi nào ta hoàn toàn có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mìnhđang phải vượt qua nhiều áp lực đè nén và căng thẳng mệt mỏi thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởngthành hơn. Khó khăn thử thách là điều cần có trong đời sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thểtiến đến thành công xuất sắc. Không nên lệ thuộc vào người khác quá nhiều mà phải biết tự vượt quakhó khăn của mình. Phải biết trợ giúp người khác nhưng cần giúp sức đúng lúc, đúng chỗ nếukhông sẽ gây ra hậu quả. Đó là lời khuyên từ câu chuyện ” Cái kén bướm ” ? Vậy tất cả chúng ta có suynghĩ như thế nào về ý nghĩa câu chuyện ấy ? Chuyện kể về một cậu bé tìm thấy cái kén bướm khó khăn vất vả chui qua cái lỗ nhỏ. Cậuquyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm thuận tiện thoát rakhỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Và từ đấy chúbướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưngphồng. Nó chẳng khi nào hoàn toàn có thể bay được. Thông qua vấn đề cậu bé và cái kén bướm, ta rút rađược một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội : Khó khăn thử thách là thời cơ, giá đỡ đểcon người sống sót trưởng thành và để đạt được thành công xuất sắc. Sự trợ giúp là đáng quý, nhưng giúpđỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp. Quả đúng như vậy, khó khăn vất vả thử thách là thời cơ để ta có kinh nghiệm tay nghề, có kỹ năng và kiến thức để cóthể vượt qua được những chông gai sau này. Trước khó khăn vất vả thử thách, phải bình tĩnh và cốgắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt được những điều mìnhmong muốn. Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn vất vả, có trắc trở và gần như không hề vượt qua, tacũng phải đồng ý và vượt qua. Nếu không vượt qua được những khó khăn vất vả trước mắt, ta sẽkhông thể trưởng thành và sẽ không khi nào thành công xuất sắc mà sẽ như chú bướm nhỏ. Trong cuộcsống, sự giúp sức luôn đáng quý và thiết yếu. Nhưng giúp sức không đúng lúc sẽ làm cho ngườiđược nhận sự giúp sức mất đi thời cơ để rèn luyện, trưởng thành, thiếu đi kỹ năng và kiến thức sống, không tựmình làm chủ được đời sống, khó đạt được thành công xuất sắc sau này. Hậu quả, khiến người đượcgiúp sống phụ thuộc, phụ thuộc vào vào người khác, yếu ớt, không có nghị lực để vươn lên. Trongcuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn vất vả để ở đầu cuối dẫn đến thành côngnhư : Bác Hồ ( bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong ước – độc lập tự do chodân tộc ). Những học viên nghèo vượt khó, vừa phụ giúp mái ấm gia đình vừa đi học mà sau cuối đậuvào những ĐH khét tiếng với số điểm rất cao. Tuy nhiên, trong đời sống lúc bấy giờ còn nhiều bạn trẻ sống thiếu niềm tin, kông có ýthức nghị lực tự vươn lên trong đời sống trong học tập. Họ hay thường có thái độ ỷ lại. Đó lànhững cách sống đáng bị chê trách. Bên cạnh đó cũng có những người có lòng tốt, muốn giúpđỡ người khác nhưng hời hợt, lại đặt tình thương và sự chăm sóc ấy không đúng lúc, đúng chỗnên gây ra những hậu quả đáng tiếc cũng cần phải rút kinh nghiệm tay nghề cho bản thân mình. Nói tóm lại, sự nỗ lực, cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn vất vả sẽ giúp ta nhiều điều, sẽ cho ta thêmsức mạnh, kinh nghiệm tay nghề và thời cơ đạt đến thành công xuất sắc. Chúng ta không được bỏ cuộc, phải luônvươn lên vì tham vọng của mình. Nếu có được sự trợ giúp thì ta phải trân trọng và càng thêm nỗlực chứ không được ỷ lại hay lệ thuộc. Cần xem xét thật kỹ trước khi giúp người khác để tránhgây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé sẽ mãi ân hận vì đã làm chobướm nhỏ không bay được. = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 4 : Suy nghĩ về câu chuyện ” Hai biển hồ ” : Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ … Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào hoàn toàn có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ lôi cuốn kháchdu lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ khi nào cũng trong xanh lạnh ngắt, con người có thểuống được mà cá cũng hoàn toàn có thể sống được. Nhà cửa được thiết kế rất nhiều ở nơi đây. Vườncây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này … Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đảm nhiệm nguồn nước từ sôngJordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết tiếp đón và giữ lại riêng chomình mà không san sẻ. Biển hồ Galilê cũng tiếp đón nguồn nước từ sông Jordan rồi từđó tràn qua những những hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch vàmang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt quan trọng là của con người. Thiên nhiên không chỉcung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn … mà còn dạy cho tanhững bài học kinh nghiệm quý báu của đời sống. Tôi mới học được một bài học kinh nghiệm tuyệt vời từ một hiệntượng đặc biệt quan trọng của tự nhiên trong câu chuyện ” Hai biển hồ “. Bài học đã được học nhiều trongsách vở nhưng đến tận giờ đây tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không ? Chuyện kể rằng, ở Palestine có hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó làbiển Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có sự sống nào. Nướctrong hồ không có một loài cá nào hoàn toàn có thể sống nào người uống vào cũng sẽ bị bệnh. Trái lại, nước trong biển Ga-li-lê khi nào cũng trong mát, ngọt lành, là thiên nhiên và môi trường sống thuận tiện chocây cỏ và tôm cá ai cũng thích biển Ga-li-lê vì sự sống nơi đây luôn luôn sinh động. Sở dĩ nhưthế vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ cho ai khác nêndòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không hề sinh sôi, ngược lại, biển Ga-li-lê saukhi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua những sông lạch khác. Biển Gali-lê cho nước đi vào nơi khác và cũng nhận nước từ những nơi khác về. Vì vậy, nước trong biểnhồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Từ câu chuyện trênchúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm : trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêuthương lẫn nhau. Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học kinh nghiệm mê hoặc về địa lí mà còn là bài họcsâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cầnphải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọngnhất mà mỗi người cần có ? Trong đời sống, san sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Tronggia đó là sự chăm sóc, lo ngại, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, củangười lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với những em ; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻmỗi khi ” tối lửa tắt đèn “, là sự trợ giúp mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự san sẻ mangtính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nươngtựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém suôn sẻ … Sự sẻ chia không phân biệt chủngtộc, giai cấp, chủ quyền lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chuẩn bị san sẻ yêu thương. Bạn hoàn toàn có thể thuận tiện phát hiện trên phố những em nhỏ tươi cười san sẻ với nhau từng mẩu bánh, viên kẹo hay một người trẻ tuổi nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bàlão cùng khoác tay nhau qua đường … Những người sẻ chia và nhận san sẻ đều niềm hạnh phúc. Sựchia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giátrị ý thức, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự yên lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nóchỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia nhiều lúc thật nhỏ bé nhưng nólại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúpngười ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thựcsự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, tự do. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình dung, có sức mạnh kìdiệu. Nó kết nối người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảmthông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêuthương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽluôn cảm thấy tâm hồn mình giàu sang như nước ở lòng biển Ga-li-lê. Tuy nhiên, trong đời sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ biết khư khư giữlấy những gì mình có, chỉ biết đến mình, hờ hững, bàng quang trước nỗi đau của người khác … Vìthế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó lànhững lối sống đáng bị lên án và phên phán. Nói tóm lại : ” Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nócho đi “. Con người sống với nhau cần có sự san sẻ “ Một ánh lửa san sẻ là một ánh lửa lan toả. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có lan rộng ra ban trao, tâm hồn mới tràn ngập vuisướng “. Đó là bài học kinh nghiệm mà tất cả chúng ta nhận được từ vạn vật thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm naynhững mầm ươm xanh tươi đã khuyến mãi ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Chúng ta hãy tìmhiểu, cảm nhận và san sẻ những món quà mê hoặc từ đời sống. = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 5 : Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ” Hoa hồng khuyến mãi mẹ ” : Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa Tặng mẹ. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy có một bé gái đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏinó sao lại khóc : – Cháu muốn mua một bông hồng để khuyến mãi ngay mẹ cháu-nó nức nở-nhưng nó chỉ có 35 xutrong khi giá 1 bông hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười nói với nó : – Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt 1 bó hồng thật to gửi Tặng Ngay mẹ. Xong xuôi anh hỏinó có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng vấn đáp : – Dạ chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉđường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói : – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủybỏ dịch vụ gửi hoa vừa qua và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe mộtmạch 300 km về nhà mẹ anh và trao tận nơi bà bó hoa. Trong đời sống sinh động, quay quồng này có lúc ta vô tình lướt qua những điều tưởngchừng như nhỏ nhoi để rồi khi dừng lại tại một khoảng chừng lặng ngắn và nghĩ lại … ta mới ngỡ rarằng nó thật ý nghĩa. Đó có vẻ như là sự vô tâm của con người khi mải mê hướng tới cái gì đóto lớn hơn mà quên rằng chính điều nhỏ bé ấy lại là một phần quan trọng để làm ra ý nghĩatươi đẹp của đời sống. Và câu chuyện “ Hoa hồng Tặng Kèm mẹ ” là câu chuyện cảm động về tìnhmẫu tử. Hơn thế nữa nó còn mang một ý nghĩa nhân sinh thâm thúy. Câu chuyện kể về hai người con mua hoa khuyến mãi ngay mẹ. Anh dừng lại tiệm bán hoa để muahoa nhờ chuyển về khuyến mãi mẹ. Khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉahè vì không có đủ tiền để mua một bông hồng Tặng Kèm mẹ. Anh giúp cô bé mua bông hồng tặngmẹ, chở cô bé đến “ nhà mẹ ” cô ấy. Anh rất là giật mình khi nhà mẹ cô bé là “ một phần mộ mớiđắp. Anh liền quay quay shop hủy dịch vụ gửi hoa và tự tay mua một bó hoa và suốt đêmlái xe về nhà tận nơi khuyến mãi ngay mẹ bó hoa. Dường như tình yêu ấm cúng của cô bé đã thức tỉnh được vàđưa anh về với những giá trị thực tại. Đúng, giờ đây thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thànhrồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm … so với mẹ – người đã sinh thành và nuôi dưỡng anhnên người. Quả thật như vậy, mẹ lớn lao, mẹ cao quý, mẹ là tổng thể, là món quà vô giá mà ta nhậnđược. Mẹ là tình yêu thiêng liêng nhất không gì hoàn toàn có thể sánh được. Mẹ là người mang nặng đẻđau, chăm nuôi con khôn lớn, thân thiện san sẻ những buồn vui với con, lo ngại, dõi theo contừng bước trong cuộc sống. Mẹ chuẩn bị sẵn sàng quyết tử cho con toàn bộ mà không hề đo lường và thống kê. Mẹ làmột dòng suối tươi mát, là một thiên thần mà thượng đế đã ban tặng cho những đứa con. Tìnhmẹ bát ngát, to lớn như đại dương. Tuy nhiên, thử hỏi trong đời sống đầy bộn bề lo toan này có nhiều không những tấmlòng hiếu thảo như anh người trẻ tuổi và cô bé trong câu chuyện. Đừng nói đến việc Tặng Ngay nhữngbông hoa đẹp nhất cho mẹ mà ngay cả một lời nói nhẹ nhàng đầy yêu thương cũng không hề có. Họ bỏ lỡ nó, một điều rất li ti ấy để chạy theo những điều xa xỉ vô ích. Họ đâu biết rằngcái điều mà họ cho là li ti ấy lại vô cùng quý giá và to lớn đối người mẹ. Bên cạnh đó xãhội ta thời nay không thiếu những con người vô trách nhiệm, lãnh đạm với bậc sinh thành ra mình. Không một lần họ chăm sóc xem cha mẹ họ hiện tại đang như thế nào, có khỏe không mà ngượclại họ lại luôn khiến cho cha mẹ lo ngại về mình. Vậy mà những người đó vẫn sống một cách vuivẻ, an nhàn mặc cho cha mẹ cực nhọc lam lụng. Đó là những hạn người đáng bị phê phán vàche trách. Vì thế, xin một lần hãy dừng lại trước dòng đời xuôi ngược để tìm lại cho mìnhnhững khoảng chừng yên tĩnh, những bài học kinh nghiệm thâm thúy về tình mẫu tử để ta hoàn toàn có thể trở về bên tình yêucủa mẹ mãi mãi. Nếu ai đã làm cho mẹ phải buồn, phải đau đớn thì xin hãy nhớ rằng : “ Ai có mẹ xin đừng làm mẹ khócĐừng để buồn lên mắt mẹ nghe không ”. Nói tóm lại, con người ta chỉ biết hụt hẫng khi những gì đã đi qua, đã vượt ra khỏi tầmtay của mình. Câu chuyện này có ý nghĩa thâm thúy so với tổng thể mỗi tất cả chúng ta. Nó như đánh thứcchúng ta, đưa ta trở về và giữ lấy những giá trị thực tại của đời sống. Mẹ sẽ sống mãi trongtâm hồn con. Sẽ mãi là như vậy. Bởi : “ Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi suôt đời lòng mẹ vẫn theo con ”. = = = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 6 : Hãy nêu quan điểm của em về lời khuyên sau ở phần cuối câu chuyện ” Lỗi lầm vàsự biết ơn ” : Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người có xảy ra một cuộctranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị ngườikia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát : “ Hôm nay, người bạn tốtnhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ ”. Họ đi tiếp thì đến một ốc đảo và quyết định hành động đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờbị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấymột miếng sắt kẽm kim loại khắc lên đá : “ Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi. Người kia hỏi : “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn giờ đây anh lạikhắc lên đá ”. Anh ta vấn đáp : “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thờigian nhưng không ai hoàn toàn có thể xóa được những điều tốt đẹp ghi tạc lên đá, trong lòng người. Trên đời có vô vàn điều không chắn chắn. Nhưng tôi biết chắc có một điều rất chắc chắnrằng không ai triển khai xong cả. Dù có là một thiên thần, một bà tiên hay một ông Bụt cũng có lúcmắc sai lầm đáng tiếc và chịu ơn người khác. Tuy vậy, nhưng mắc sai lầm đáng tiếc rồi thì chán nản, chịu ơn ngườikhác rồi thì hờ hững như không có đúng không ? Không, chắc như đinh là không ! Hãy nhớ rằng mỗichúng ta cần học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân huệ lênđá. Đó chính là bài học kinh nghiệm rút ra từ câu chuyện ” Lỗi lầm và sự biết ơn “. Câu chuyện kể về, chàng trai bị miệt thị đã viết lên cát : “ Hôm nay người bạn tốt nhấtcủa tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ ”. Và khi chàng trai kia cứu anh thoát chết, anh cũng đãkhắc lên đá rằng : “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi ”. Khi được hỏi vì sao, anh ta vấn đáp : “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời hạn, nhưng không aicó thể xóa được điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”. Vậy mỗi tất cả chúng ta hãyhọc cách viết những nỗi buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ơn nghĩa lên đá. Quả thật như vậy, cát luôn là những hạt li ti, nhỏ bé, chỉ cần vài cơn sóng mạnh, nhữngnỗi buồn sẽ bị xóa đi. Còn đá, đá là một vật thể cứng, bền chắc, dù thời hạn có trôi qua thì đávẫn còn nguyên vẹn. Khi khắc ghi những ơn nghĩa lên đá, nó sẽ sống sót mãi mãi và vĩnh viễn vềsau. Con người ai mà chẳng có một lần lầm lỗi. Chúng ta nên học cách tha thứ để đời sống trởnên tươi đẹp hơn. Tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn khi không còn những lo toan, hận thù, ghenghét. Thử hỏi, đời sống của bạn có thanh thản, nhẹ nhàng không khi trong đầu bạn chỉ toàn làsự thù hận ? Cát một thứ vô tri vô giác nhưng nó hoàn toàn có thể xóa đi dấu vết một cách nhanh gọn. Đấy chính là nguyên do vì sao ta nên viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát. Thế nhưng qua nhữnglỗi lầm ấy, ta tìm thấy được sự giúp sức từ mọi người. Ta cần phải biết ơn sự trợ giúp ấy : Đó làtruyền thống văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa Nước Ta từ xưa đến nay. Đó chính là một phương tiện đi lại để tathực hiện việc biết ơn ấy. Đá luôn sống sót và những ân tình ta khắc ghi trên đá cũng sẽ sống sót vànhững ân tình ta khắc ghi trên đá cũng sẽ sống sót mãi mãi. Cũng giống như câu : “ Thêm mộtngười bạn là bớt một quân địch ”. Tất cả sẽ làm cho đời sống niềm tin của bạn trở nên thanh thản vàbình yên hơn. Tuy nhiên, đời sống quanh ta vẫn còn những thù hằn, ghanh tỵ, đố kị lẫn nhau. Đóchính là những người có lối sống nhỏ nhoi, ích kỉ. Họ thậm chí còn còn không biết được khái niệmcủa sự tha thứ và biết ơn. Đó quả là những hành vi đáng bị phê phán. Nói tóm lại, tất cả chúng ta sẽ chẳng mất nhiều công sức của con người để làm cho đời sống thêm đẹp hơn. Cuộc sống luôn có lỗi lầm và hãy học cách gật đầu điều đó. Hãy trở thành những con ngườibiết tha thứ và biết ơn. Vậy mỗi tất cả chúng ta nên học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cátvà khắc ghi những ân huệ lên đá. = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 7 : Trình bày tâm lý của em về lẽ sống ở đời trong bài thơ “ Một khúc ca xuân ” của Tố Hữu có viết : … “ Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hót, chiếc là phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ? ” “ Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần ”. Vậy phảisống sao cho “ khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹnvì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn ? ”. Để vấn đáp với tổng thể tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “ Một khúc caxuân ”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ đơn giản và giản dị mà rất thâm thúy : … “ Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hót, chiếc là phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ? ” Bằng hình ảnh “ Nếu là con chim, chiếc lá – Thì con chim phải hót – chiếc là phải xanh ”, Tố Hữu muốn chứng minh và khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêumà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rãtươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sốngcho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống chocon người và muôn loài vật trên toàn cầu này. Ngay cả những sinh vật rất là nhỏ bé như vậy, màchúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Quả thật như vậy, con người tất cả chúng ta phải có lẽ rằng sống đẹp. Mà sống đẹp là có “ vay ” có “ trả ” và cao hơn nữa sống là góp sức, quyết tử cho đời. Muốn sống cho xứng danh tên gọithiêng liêng cao quý của mình. Mỗi tất cả chúng ta phải có lẽ rằng sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử mộtcách xinh xắn giữa người với người, giữa cá thể với hội đồng, với quê nhà quốc gia. Nóinhư Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “ vay ” thì có “ trả ”, có “ nhận ”, thì phải có “ cho ”, phảicống hiến quyết tử công sức của con người, tâm lý, thậm chí còn là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “ đàng hoàng ”, “ tươi đẹp hơn ”. Mỗi tất cả chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứngthẳng hai chân tự tôn làm người, tất cả chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôidưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hysinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để kiến thiết xây dựng quê nhà và giữ gìn đất nướcthanh bình tươi đẹp như thời điểm ngày hôm nay … Điều đó cũng có nghĩa là tất cả chúng ta đã được thừa kế biếtbao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là tất cả chúng ta đã “ vay ”, đã “ mắc nợ ” người thân trong gia đình, nhân dân, quốc gia nhiều rồi ! Là con người vốn giàu nhân cách vàlòng tự trọng, tất cả chúng ta phải “ trả ”, hơn thế nữa phải “ cho ” nhiều hơn những gì mà tất cả chúng ta đã “ vay ”, đã “ nhận ”. Đó là hành vi vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với đạo lý “ ăn quả nhớ kẻtrồng cây ”, “ uống nước nhớ nguồn ”. Thực tế chứng tỏ rằng trong sự nghiệp kiến thiết xây dựng chínhquyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “ trả ”, “ vay ” đó, như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, … Họ sẵn sàng chuẩn bị “ cho ” cả cuộc sống, sẵn sàng chuẩn bị đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tựdo. Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại liên tục quyết tử, góp sức tâm lý và công sức của con người của mình để làm giàu cho Tổ quốc. Hàng ngày, hàng giờ trên đấtnước ta có biết bao con người đã “ cho ” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “ nhận ” lạinhững khu công trình khoa học, những mẫu sản phẩm lao động ; hoặc “ cho ” đi những giọt máu đào nhânđạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh ; hoặc “ cho ” đi nhữngđồng tiền mà mình tiết kiệm chi phí được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện kèm theo vậtchất tối thiểu để hướng cuộc sống về phía tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiếntài năng công sức của con người cho xã hội, quốc gia, thì có một bộ phận không nhỏ của người trẻ tuổi lại chỉ biết “ vay ” và “ nhận ”, thậm chí còn còn “ nhận ” quá nhiều mà không chịu “ trả ”. Họ đua đòi theo conđường ăn chơi hưởng lạc : đến với vũ trường, tìm đến “ nàng tiên nâu ”. “ cái chết trắng ”, để tiêuvèo hết cuộc sống trong chốc lát, vi những nụ cười không có ý nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Nhữngngười có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ. Nói tóm lại, những câu thơ đơn giản và giản dị của Tố Hữu đã biểu lộ một lẽ sống biết “ vay ” – “ trả ” ; “ cho ” – “ nhận ” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Nước Ta lâu nay. Hiểu được lẽsống đó, mỗi tất cả chúng ta, ở từng cương vị đời sống khác nhau, hãy góp sức rất là mình, hãy “ cho ” thật nhiều và gắng làm “ Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời ” như nhà thơThanh Hải đã viết : “ Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến ” = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 8 : Suy nghĩ về câu chuyện ” Phần quan trọng nhất trên khung hình ” : Mẹ tôi đã ra một câu đố : “ Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên khung hình hảcon ? ” Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng so với con người nên tailà bộ phận quan trọng nhất. Mẹ khước từ : “ không phải đâu con. Có rất nhiều người trênthế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con liên tục tâm lý về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con. ” Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọngnhất, cho nên vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói : “ Con đãhọc được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu vấn đáp của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiềungười trên trần gian này chẳng nhìn thấy gì ”. Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vìthế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ vấn đáp tôi : “ Không đúng. Nhưng con đang tân tiến rấtnhanh, con yêu của mẹ ”. Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thươngnhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng đường 26 km từ thị xã vềquê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh việnhuyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấybố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần tiên phong tôi thấy bố khóc như tôi. Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thủ thỉ : “ Con đã tìm ra câu vấn đáp chưa ? ” Tôinhư bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơigiữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án : “ Con trai ạ, phầnquan trọng nhất trên khung hình con chính là cái vai. ” Tôi hỏi lại : “ Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ ? ” Mẹ khước từ : “ Không phải thế, do tại đó là nơi người thân trong gia đình của con hoàn toàn có thể dựa vào khihọ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để phụ thuộc trong đời sống. Mẹ chỉ mongcon có nhiều bạn hữu và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cáivai cho con hoàn toàn có thể ngả đầu vào. ” Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là “ phầních kỷ ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác. Đã nhiều năm rồi, những lời mẹ nói vẫn còn in sâu trong tâm lý tôi : ” Vì đời sống là tìnhyêu, con hãy là bờ vai để người khác tựa vào. Cuộc sống bận rộn, nhịp đời quay quồng, càng ngàycon người càng xa cách nhau hơn, nhưng suy cho cùng, tổng thể mọi sự cố gắng của con ngườiđều nhằm mục đích mục tiêu cải tổ đời sống mình. Chuyện kể về người mẹ đã ra một câu đố : “ Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơthể hả con ? ”. Ngày nhỏ, người con bảo đôi tai là bộ phận quan trọng nhất. Vài năm sau, ngườicon lại cho rằng đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất. Đã bao lần người con muốn mẹ nói ra đápán nên toàn đoán lung tung. Và sau lần vấn đáp ấy mẹ đều bảo là không đúng nhưng cũng khéoléo khen con đã lớn và tân tiến. Khi người bà qua đời mọi người đều khóc vì thương nhớ. Ngườicon vừa đạp xe vừa khóc. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lầncuối. Nhưng đến nơi thì đã muộn mất rồi. Người con thấy bố gục đầu vào vai mẹ và khóc. Lúcliệm bà xong, người mẹ đến cạnh người con và bảo phần quan trọng nhất trên khung hình chính làcái vai, do tại đó là nơi người thân trong gia đình hoàn toàn có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cáivai để phụ thuộc trong đời sống. Từ câu chuyện trên ta rút ra bài học kinh nghiệm ý nghĩa phần quantrọng nhất của con người không phải là “ phần ích kỷ ”, mà là phần biết cảm thông với nỗiđau của người khác. Quả thật như vậy, đời sống sẽ chẳng là gì nếu không có tình yêu thương. Đó là đíchđến sau cuối, khát vọng yêu và được yêu mà từ muôn đời nay con người vẫn luôn tìm kiếm. Nội tâm con người là một quốc tế rất đỗi huyền bí, người ta can đảm và mạnh mẽ đấy, nhưng cũng dễ yếuđuối, dễ nản lòng, và ngay chính lúc đó, người ta cần lắm một bờ vai để tựa vào, để những tâmhồn yếu mềm được can đảm và mạnh mẽ, để những khổ đau được yên nghỉ, để những vấp ngã hoàn toàn có thể đứnglên bước tiếp … Đôi vai là hiện thân của sự sẻ chia, là hình tượng của sự nâng đỡ. Chính nhữngđiều ấy là chất keo kết nối con người với con người, đưa con người vượt qua mọi rào cản màxích lại gần nhau hơn. Đôi vai thật quan trọng biết bao, nó không chỉ đơn thuần là sự sẻ chia màcòn là sự trợ giúp. Người lữ hành trên chuyến xe đò về Tết cần lắm một bờ vai để ngả đầu chợpmắt, lại sức cho cuộc hành trình dài dài. Người vừa đánh mất tình yêu cần lắm một bờ vai để khóccho vơi đi tổn thương đổ vỡ trong lòng. Người vừa trải qua tai nạn thương tâm thập tử nhất sinh cần lắmmột bờ vai để biết rằng sự sống là quý giá và đáng trân trọng biết bao. Đối với những sinh viênxa mái ấm gia đình thì có điều gì ấm cúng hơn bờ vai của cha mẹ khi được quay trở lại nhà. Đôi vai so với conngười thật ý nghĩa biết mấy ! Đó là biểu lộ của sự cho đi, và đôi lúc cũng là sự nhận lại. Thông thường, người ta hay tựa vào vai của những người mà ta quen thuộc, nhưng đôi lúc tacũng nhận được một bờ vai lạ lẫm, để biết rằng trên đời này còn lắm tình yêu thương. Và khi gặpmột ai đó nản lòng, hãy để bờ vai ta làm điểm tựa cho họ, để ta không những san sẻ tâm tư nguyện vọng tìnhcảm với họ, mà còn nhận được từ họ sự tin cậy và niềm vui khi trợ giúp người khác. Phầnquan trọng nhất của con người không phải là phần “ ích kỉ ”, mà là phần biết cảm thông với nỗiđau của người khác. Tôi đã sống như vậy, sống để yêu mình và yêu người. Mỗi buổi sáng thứcdậy tôi vẫn có thói quen nhìn vào gương để cám ơn tạo hóa đã ban cho tôi một đôi vai để có thểlàm điểm tựa cho người khác, để tôi biểu lộ tình yêu thương của mình so với mọi người. Đểrồi mỗi khi có một ai đó hỏi tôi : “ Phần nào là quan trọng nhất trên khung hình ? ”, tôi sẽ mỉm cười nhẹnhàng vấn đáp họ rằng : “ Phần quan trọng nhất trên khung hình tất cả chúng ta chính là đôi vai ! ”. Tuy nhiên, trong đời sống văn minh, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mìnhtrong những ngôi nhà kín kẽ, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếcmáy vi tính … là hoàn toàn có thể tách ra đời sống của mọi người xung quanh. Và khi đó con người phảichăng đang bị cầm tù trong sự đơn độc của chính mình ? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôivai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định. Bên cạnh đó cũng cómột số trường hợp, người có “ đôi vai ” vững chãi dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đốivới người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, tận dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cầnbờ vai của mình, cần hiểu rằng : “ kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác. Kẻmạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình ”. Đây là một hành vi đáng lên ánvà cần vô hiệu. Nói tóm lại, xã hội ngày càng tăng trưởng con người càng có thêm nhiều mối quan hệ songai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trongcuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng chuẩn bị để tatựa vào dù trong bất kể thực trạng nào và kiến thiết xây dựng cho mình một “ đôi vai ” trưởng thành, có sứcchịu đựng bạn nhé ! = = = = = = = = = = = = = = = = = = = Đề 9 : Nghị luận về câu chuyện ” Trái tim hoàn hảo nhất ” : Có một chàng người trẻ tuổi đứng giữa thị xã và công bố mình có trái tim đẹp nhấtvì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều chấp thuận đồng ý đó là trái tim đẹp nhấtmà họ từng thấy. Bỗng một cụ già Open và nói : ” Trái tim của anh không đẹp bằngtrái tim tôi ! “. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnhmẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh timkhác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một hình thức bề ngoài sần sùi, lởm chởm ; có cảnhững đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế sửa chữa. Chàng traicười nói : – Chắc là cụ nói đùa ! Trái tim của tôi tuyệt vời và hoàn hảo nhất, còn của cụ chỉ là những mảnh chắpvá đầy sẹo và vết cắt. – Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không riêng gì lànhững cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bè bạn … Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thếnhưng những mẩu tim chẳng trọn vẹn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớnhơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cháu tôi. Không bằng nhaunên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu dấu vì chúng nhắc nhở đến tình yêumà tôi đã san sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lạigì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dùnhững vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn kỳ vọng một ngày nào đó họ sẽ traolại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đón. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từtrái tim hoàn hảo nhất của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vếttích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không trọn vẹn khớp nhau, tạo nênmột đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảonhưng lại đẹp hơn khi nào hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh … Tình thương là nơi khởi đầu của một trái tim nhân hậu, trái tim ấy là bài cát ngày ngày đónnhận những đợt sóng tình thương dào dạt vỗ nhịp vào đời sống con người. Vì lẽ đó, thật đẹpbiết bao nhiêu nếu như những đợt sóng ấy cứ bí mật vỗ nhịp, hoà cùng nhịp đập với nhữngtrái tim nhân từ. Cuộc đời con người lấy tình thương nuôi dưỡng tâm hồn, từ tâm hồn xây dựngnên một trái tim của tình yêu, lẽ sống và từ từ trái tim ấy chợt sáog lộng lẫy trở thành mộttrái tim hoàn thành xong. Và không biết từ bao giở mọi người cho ràng : “ Trái tìm hoàn thành xong nhất làtrái tim có nhiều mảnh vá “. Chuyện kể về, một chàng người trẻ tuổi đứng giữa thị xã và công bố mình có trái tim đẹpnhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều chấp thuận đồng ý đó là trái tim đẹp nhất màhọ từng thấy. Bỗng một cụ già Open và nói : ” Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi ! “. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ và có vẻ như mọi người không ưng ý. Nhưng ông cụ vẫn chứng minh và khẳng định trái tim của mình đẹp vì mỗi vết cắt trong trái tim tượng trưngcho một người mà ông yêu thương và thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim cho ông đểông đắp vào nơi vừa xé ra. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xémột mẩu từ trái tim tuyệt đối của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái timđầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Trái tim của anh không còn tuyệt đối nhưng lại đẹp hơnbao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh … Quả thật như vậy, trái tim triển khai xong là trái tim biết dung hoà tổng thể phẩm chất tốt đẹpcủa con người. Phẩm chất ấy gồm có tổng thể những tình cảm, xúc cảm cùa một con người đíchthực. Một trái tim triển khai xong luôn ngự trị trong con người giàu lòng nhân ái, vị tha, cả một cuộcđời luôn góp sức, dâng mình toàn bộ, luôn biết dung hòa giữa cho và nhận vì một lẽ, vì một điềuduy nhất, đó là vì tình yêu giữa người vớì người. Những con người ấy khi nào cũng sống sót mộttrái tim luôn luôn biết lắng nghe, luôn luôn biết đồng cảm, biết yêu thươrg và sẻ chia chấp nhậnhi sinh bản thân mình để mang đến niềm vui đích thực chơ những người xung quanh. Trái timcó nhiều mảnh vá là trái tim chịu nhiều tổn thất, chịu nhiều nỗi đau và san sẻ, hi sinh vì nhữngcuộc đời khác. Xung quanh ta, mọi người trao yêu thương cho nhau bằng lời nói, ánh mắt, cửchỉ một lần trao yêu thương là một lần con tim lại mở lòng, thổn thức đến lạ mắt. Có được sựhoàn thiện của trái tim, lòng nhân ái, vị tha là liều thuốc mạnh, hoá giải từng mật mã khó nhấtđể giải thoát một trái tim đang ngập trong lầm lỗi, trong ganh đua, ích kỉ. Lòng nhân ái, vị thabao giờ cũng đưa con người vào thiên đường của ước vọng, của tình yêu thương con người traođến nhau. Nó khi nào cũng đem đến cho trái tim một niềm tin thương mến, san sẻ, biết cúimình xuống đảm nhiệm bao nỗi đau xấu số, san sẻ những gì hoàn toàn có thể dù cho rất nhỏ nhưng cáinhỏ nhoi đó chính là “ một miếng khi đói bằng một gói khi no ”. Con người Nước Ta trải quamuôn ngàn khó khăn, đau thương và mất mát mới kiến thiết xây dựng được một quốc gia thanh thản nhưngày nay. Đau thương là thế, mất mát là thế, họ đã gạt đi đau thương của mình, tự tìm đến hạnhphúc đích thực và đùng một cái lại rơi lệ trước bao nỗi đau của người khác kém niềm hạnh phúc hơn. Bao con người ấy, bao người Nước Ta ấy, họ đều có trái tim Nước Ta hoàn thành xong nhất. Biếtbao người cha người mẹ vẫn lặn lội mưu sinh hàng ngày, trái tim hoàn toàn có thể nhiều vết thương vìnhững cực nhọc về thân thể, những lo âu, tâm lý, trăn trở, dằn vặt về tâm hồn …. nhưng chỉ cầnmột nụ cười rạng rỡ trên đôi môi con khi có chiếc xe đạp điện bằng bạn bằng bè là đủ xoa tan đi hếtmuộn phiền, những nếp nhăn trên trán …. và niềm niềm hạnh phúc ấy đủ sức vá lại những vết thươngbao ngày qua. Niềm niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm sức mạnh cho cha mẹ thao tác hăng say hơn, yêuđời hơn. Một trái tim triển khai xong còn là trái tim dù bị tổn thương nhưng vẫn muốn cho đi, muốnyêu và khao khát được yêu mãi mãi …. Một cuộc sống dạt dẹo đến những vùng đất lạ, tìm kiếm baolí tưởng tuyệt vời nhất để rồi suốt một đời Bác chuẩn bị sẵn sàng hi sinh niềm hạnh phúc riêng tư, thậm chí còn làcá một cuộc sống để tìm đến những ngày sống độc lập tự do cho toàn dân tộc bản địa. Tuy nhiên, đời sống quanh ta vẫn còn những trái tim ngập trong lỗi lầm, trng gan đua, ích kỉ, những thù hằn, ghanh tỵ, đố kị lẫn nhau. Đó chính là những người có lối sống nhỏ nhoi, ích kỉ. Họ thậm chí còn còn không biết được khái niệm của sự tha thứ và biết ơn. Đó quả là nhữnghành động đáng bị phê phán. Nói tóm lại, sống giữa một hội đồng, nhận được toàn bộ những tình cảm đoàn kết, thânái, tương hỗ của mọi người, tất cả chúng ta đã tin yêu, thương mến và giúp sức mọi người. Mỗi bônghoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, hướng về đó nó hoàn toàn có thể cảm nhận được ánh nắngmặt trời đang toả ấm để nó biết rằng nó vẫn còn sống sót. Và con người cũng vậy, chừng nào conngười còn sống, họ cũng hướng thiện trái tim họ sẵn sàng chuẩn bị hướng đến mọi trái tim, sẵn sàng chuẩn bị xíchlại gần nhau hơn. Sống như vậy mới xứng danh là một trái tim triển khai xong. ” Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hótChiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trả ? Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ? ” = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

Source: https://tbdn.com.vn
Category: Văn học

Viết một bình luận

Câu hỏi mới