Nấc cụt hay nấc cục gọi tắt là nấc xuất hiện là do sự co thắt đột ngột, không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại khiến cho dây thanh âm đóng lại nhanh tạo ra tiếng đặc trưng của nấc “ hic”. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng là một triệu chứng bệnh lý nhất là những cơn nấc kéo dài ở người lớn. Vì vậy, bạn cần theo dõi và phát hiện sự bất thường để kịp thời đi khám.
1. Hiện tượng nấc cụt
Đây là một trong số các phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ hoành bị kích thích. Một cơn nấc bình thường kéo dài từ vài phút, vài giờ, không quá 24 giờ, tần số cơn nấc thay đổi phụ thuộc vào từng người khoảng từ 2 đến 60 lần 1 phút.
Một cơn nấc bình thường không ảnh hưởng tới sức khỏe và không cần điều trị, cơn nấc cụt sẽ tự hết. Vì sự khó chịu của nấc gây ra, mọi người thường muốn hết cơn nhanh chóng. Có một số cách dân gian chữa nấc cụt được áp dụng phổ biến như:
- Uống nước chậm từng ngụm nhỏ.
- Đánh lạc hướng người bị nấc không chú ý đến cơn nấc.
- Làm sợ hoặc giật mình đột ngột.
- Dùng hai ngón tay ép vào hai động mạch cảnh. Lúc đầu ép nhẹ sau tăng dần đến khi có cảm giác nặng, tức nặng khó chịu thì giảm ép. Cơ chế là khi ép tay vào động mạch cảnh gây ức chế thần kinh quặt ngược giúp cơ hoảng giảm co thắt.
2. Nguyên nhân tác động khiến cơ hoành bị kích thích gây ra nấc
- Ăn quá nhiều: Do dạ dày bị giãn sau khi ăn uống no có thể gây ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ. Các đồ uống có cồn, có khí gas dễ gây căng giãn dạ dày và xuất hiện những cơn nấc.
- Căng thẳng: Sự kích thích, lo lắng hay căng thẳng cũng làm xuất hiện những cơn nấc ngắn. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa sự căng thẳng và những cơn nấc.
- Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột như đi từ phòng điều hòa 24 độ ra ngoài trời 40 độ hoặc ăn uống đồ rất nóng/ lạnh cũng gây ra nấc. Cũng như sự căng thẳng, chưa có nghiên cứu khoa học trình bày về mối quan hệ giữa nấc và sự thay đổi nhiệt độ.
- Ăn quá nhanh: Bạn nhanh chóng nuốt không khí khiến thanh quản bị đóng kín và đó là lý do gây nấc.
- Dây thần kinh bị kích thích: Chi phối cơ hoành là dây thần kinh hoành vị chi phối đến sự co của cơ hoành. Khi dây thần kinh bị kích thích có thể tạo ra cơn nấc kéo dài hơn 48 giờ. Nguyên nhân khiến dây thần kinh bị kích thích có thể là đau họng, khối u vùng cổ, trung thất,…
- Một số bệnh lý về rối loạn trao đổi chất như Đái Tháo Đường, suy thận,… có thể gây ra những cơn nấc kéo dài. Một số thuốc cũng có tác dụng không mong muốn là gây ra nấc như barbiturates, steroid,… Có một khu vực ở não liên quan tới phản xạ nấc, vì vậy các bệnh về thần kinh như u, viêm não,… có triệu chứng là nấc, thường là những cơn nấc kéo dài.
- Phẫu thuật: Sau phẫu thuật dạ dày tá tràng, phẫu thuật gan mật,…, nấc cũng có thể xuất hiện. Nguyên nhân là do dạ dày bị giãn sau phẫu thuật hoặc gây tê, đặt nội khí quản gây kích ứng vùng hầu họng tạo ra cơn nấc.
Nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường, giúp bảo vệ cơ thể. Một cơn nấc xuất hiện không cần điều trị nhưng khi cơn nấc kéo dài nhất là những cơn nấc cụt kéo dài ở người lớn, thường xuyên và hay tái phát mà không xác định được nguyên nhân thì đây có thể là biểu hiện của một triệu chứng bệnh lý. Bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và có phác đồ điều trị phù hợp với mình.
Bạn đang đọc: Nấc cụt thường xuyên có ảnh hưởng gì?
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những bảo vệ chất lượng trình độ với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, mạng lưới hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến tân tiến mà còn điển hình nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh tổng lực, chuyên nghiệp ; khoảng trống khám chữa bệnh văn minh, lịch sự và trang nhã, bảo đảm an toàn và tiệt trùng tối đa .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Source: https://tbdn.com.vn
Category: 1000 Câu Hỏi Vì Sao