4. Chăm sóc, bón phân
Cà bát sinh trưởng tương đối dài ngày nên cần bón nhiều phân, bón đủ phân ngăn ngừa được rụng hoa, rụng quả.
– Lượng phân bón tính cho 1.000m2
Phân chuồng: 0,8 – 1 tấn
Phân supe lân: 35 kg
Phân đạm: 15 – 20 kg
Phân kaly: 20 kg
Vôi bột: 50 kgCà bát sinh trưởng tương đối dài ngày nên cần bón nhiều phân, bón đủ phân ngăn ngừa được rụng hoa, rụng quả. Phân chuồng : 0,8 – 1 tấnPhân supe lân : 35 kgPhân đạm : 15 – 20 kgPhân kaly : 20 kgVôi bột : 50 kg
– Cách bón:
Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân trộn đều phân bón theo hốc. Bổ hốc sâu 15-18cm, cho phân vào đảo với đất rồi mới trồng cây.
Cần bón thúc kịp thời, có thể chia thành 4 thời kỳ như sau:
– Lần 1: Bón sau khi trồng 7 ngày, bón 20% lượng đạm và 20% số kali, hoà vào nước để tưới, kết hợp xới xáo, vun gốc cho cây.
– Lần 2: Bón vào lúc cây có nụ đến khi có quả, bón 20% lượng đạm và 20% kali, bón cách xa gốc, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gốc. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa, rụng quả. Nếu đất xấu, cây phát triển kém, có thể chia làm 2 lần bón.
– Lần 3: Sau lần 2 từ 7 – 10 ngày, thời kỳ này cần bón nhiều phân, bón 40% lượng đạm và 40% số kali có thể bổ sung thêm phân chuồng đã ủ mục hoà vào nước để tưới.
– Lần 4: Bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi, bón nốt số phân đạm và kaly còn lại.
Sau mỗi lần thu hoạch nên dùng phân chuồng đã ủ mục hòa vào nước tưới để giữ cho cây có hoa liên tục đảm bảo năng suất và kéo dài thời gian cho quả.
Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng mỗi ngày tưới một lần, trời râm mát 3 – 4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn.
Bạn đang đọc: Kỹ thuật trồng cà bát – Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nông Nghiệp BigFarm – Aquaponics
Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.
Cây cà sau khi mọc được 7 – 9 lá là bắt đầu có quả, lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ bởi những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm, các nhánh này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất.
Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng, vì vậy cần tỉa lá kịp thời để bón phân thúc giúp cây ra hoa, đậu thêm nhiều quả.
5. Phòng trừ sâu bệnh
– Bệnh lở cổ rễ: do nấm gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng.
Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết.
Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin hoặc thuốc Anvil để phun.
– Bệnh héo xanh: Do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.
Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Kịp thời phát hiện, loại bỏ những cây bị bệnh và rắc vôi bột vào gốc cây bệnh để tiêu diệt mầm bệnh tránh lây lan ra diện rộng.
– Bệnh đốm nâu: Do nấm gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.
Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.
Phòng trừ: thu dọn kỹ dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp tời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn. Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.
Lưu ý : Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo kỹ thuật “ 4 đúng ”, bảo vệ thời hạn cách ly để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường sinh thái .
6. Thu hoạch và để giống cho vụ sau
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất làm cây chóng già cỗi ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các đợt quả sau.
Khi để quả cà làm giống, chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt.
Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả.
Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.
Source: https://tbdn.com.vn
Category: Kinh Nghiệm Hay