Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Mang thai không chỉ làm thay đổi cơ thể người phụ nữ, mang thai còn khiến cách đi lại của thai phụ thay đổi. Trọng tâm của cơ thể không còn giống như bình thường khiến phụ nữ đang mang thai khó duy trì thăng bằng. Điều này khiến thai phụ lo lắng bị ngã khi mang thai.
1. Những biến chứng có thể xảy ra nếu bị ngã khi mang thai
Bạn đang đọc: Bị ngã khi đang mang thai có đáng lo?
Có tới 27% số phụ nữ mang thai bị ngã trong lúc có thai. May mắn là cơ thể có những cơ chế tự nhiên để tự bảo vệ trước những chấn thương, chẳng hạn như sự đệm đỡ của buồng ối hay các cơ tử cung khỏe mạnh.
Ngã là điều thường gặp với bất kỳ ai, nhưng nếu bị ngã trong lúc đang mang thai thì có một số vấn đề nên chú ý.
Tử cung của phụ nữ có thai sẽ không gặp phải bất kì tổn thương hay chấn thương lâu dài nào từ một lần ngã nhẹ, nhưng nếu bị ngã nặng hoặc bị va chạm ở những góc nhất định thì có thể thai phụ sẽ xuất hiện một số biến chứng.
Những biến chứng từ cú ngã hoàn toàn có thể xảy ra ví dụ điển hình như :
- Bong nhau thai.
- Gãy xương.
- Trạng thái thay đổi tâm thần.
- Tổn thương sọ thai nhi.
2. Sau khi ngã trường hợp nào cần đi thăm khám bác sĩ?
Nhìn chung những trường hợp ngã nhẹ sẽ không ảnh hưởng gì nhiều tới cả thai phụ và thai nhi, tuy nhiên để chắc chắn rằng mọi thứ đều ổn, hãy đi thăm khám bác sĩ. Trong trường hợp bị ngã khi ở cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kì, hoặc ngã ở bất kỳ thời điểm nào trong 3 tháng cuối thai kì, hãy đi khám ngay lập tức. Bên cạnh đó, hãy tìm sự trợ giúp cấp cứu nếu:
- Thấy xuất hiện dấu hiệu của vỡ ối, và/hoặc xuất huyết âm đạo.
- Thấy đau bụng.
- Có các cơn co bóp tử cung.
- Không thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi.
3. Quá trình thăm khám chấn thương sau khi thai phụ ngã
Nếu phụ nữ đang mang thai đến khám vì bị ngã, điều đầu tiên bác sĩ làm là tiến hành kiểm tra xem có bất kỳ thương tổn nào cần can thiệp ngay lập tức hay không. Những tổn thương này có thể là rạn hoặc gãy xương, hoặc có thể là bất kì chấn thương lồng ngực nào ảnh hưởng tới hô hấp.
Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định một số kĩ thuật như theo dõi tim thai bằng máy, siêu âm thai,… Theo dõi thai bằng máy có thể theo dõi và phát hiện các cơn co tử cung bên cạnh chỉ số tim thai. Với những thông tin này, bác sĩ có thể nhận ra các biến chứng sau khi ngã chẳng hạn như bong nhau thai hoặc suy tim thai.
Bác sĩ cũng tìm các dấu hiệu thay đổi ở thai phụ cho thấy thai nhi bị ảnh hưởng, ví dụ như các cơn co tử cung, xuất huyết, hoặc đau vùng tiểu khung.
4. Phòng tránh bị ngã trong tương lai
Không thể nào chắc chắn sẽ không bị ngã, nhưng có thể thực hiện một số cách để hạn chế tối đa việc bị ngã khi mang thai như sau:
Xem thêm: 9 cách giảm cân siêu dễ với chanh
- Để tránh bị trượt chân, hãy quan sát kĩ mặt đất để tránh những chỗ trơn trượt vì nước hoặc chất lỏng.
- Đi giày hoặc dép có đế chống trượt.
- Tránh đi giày cao gót.
- Tránh mang vác vật cồng kềnh che khuất tầm nhìn.
- Bám vào tay vịn khi bước xuống cầu thang.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org và healthline.com
Source: https://tbdn.com.vn
Category: Mẹ & Bé