Đỉnh cao vợi. Núi vươn lên vô tận, Nơi Prômêtê ăn cắp lửa bị xiềng.

Đỉnh cao vợi. Núi vươn lên vô tận,

Nơi Prômêtê ăn cắp lửa bị xiềng.

Tiếng xích như còn âm vang trong đá.

Đã có một thời, lẫn cùng giọng hú,

Mặt người không xa khuôn mặt sói rừng

Nhai thịt sống, rồi lấy tay chùi mép!

Đêm cuối cùng trước khi có Prômêtê

Chưa ai nhận: Mình còn là muông thú!

Chưa ai nghĩ: Mình vẫn thời tiền sử,

Lạc trong đêm dày ức triệu năm qua…

(Trích Đỉnh Prômêtê của Bằng Việt)

Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng thể hiện trong đoạn thơ là gì?

Câu 2: Hai câu thơ sau đây có ý nghĩa gì?

Đêm cuối cùng trước khi có Prômêtê

Chưa ai nhận: Mình còn là muông thú!

Câu 3: Trong hai câu thơ Đã có một thời, lẫn cùng giọng hú/Mặt người không xa khuôn mặt sói rừng sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa tìm ra.

Câu 4: Thông điệp tác giả gửi gắm trong văn bản là gì?

1 bình luận về “Đỉnh cao vợi. Núi vươn lên vô tận, Nơi Prômêtê ăn cắp lửa bị xiềng. <p”

  1. Câu 1: Biểu cảm, miêu tả
    Câu 2: 
    Có ý nghĩa khẳng định con người đã có được ánh sáng nhờ Promete. Bản thân con người không ý thức được mình có gì chưa tốt, chưa hoàn thiện. Nhưng chính nhờ Promete và ánh sáng đã giúp chúng ta ý thức được về bản thân mình. 
    Câu 3:
    Biện pháp so sánh “Mặt người không xa khuôn mặt sói rừng”
    Tác dụng:
    Tăng sức gợi hình, gợi cảm
    Nhấn mạnh sự hoang dã, nguyên sơ của con người trong thời kì chưa có ánh sáng, hi vọng. 
    Câu 4:
    Con người cần có một sự thức tỉnh để thay đổi bản thân. Còn nếu mãi chìm trong mê muội, tăm tối, mãi mãi ta không biết mình đã từng chìm trong sự lạc hậu. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới