a, xếp các từ sau thành 2 nhóm: từ ghép từ láy Quê hương , lấm tấm ,xanh xao, ăn chơi , đất nước, cội nguồn , hun hút bập bê

a, xếp các từ sau thành 2 nhóm: từ ghép từ láy
Quê hương , lấm tấm ,xanh xao, ăn chơi , đất nước, cội nguồn , hun hút bập bênh
b,tìm 2 từ đồng nghĩa với từ cội nguồn
c, đặt 2 câu với 2 từ láy vừa tìm được
đọc 2 đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
cái xắc xinh xinh
cái chân thoăn thoắt
cái đầu nghênh nghênh
đoạn 2
Ca nô đội lệch
mồm huýt sáo vang
như con chim chích
nhảy trên đường vàng
a, phương thức biểu đạt của 2 khổ thơ trên
b, chỉ ra các biện pháp tu từ
c, tìm các từ láy
d, dựa vào 2 khổ thơ trên , hãy viết một ddoanjj văn miêu tả hình lượm

2 bình luận về “a, xếp các từ sau thành 2 nhóm: từ ghép từ láy Quê hương , lấm tấm ,xanh xao, ăn chơi , đất nước, cội nguồn , hun hút bập bê”

  1. Câu a:
    Nhóm 1: lấm tấm, xanh xao, ăn chơi, hun hút, bập bênh.
    Nhóm 2: Quê hương, đất nước, cội nguồn.
    Câu b:
    2 từ đồng nghĩa với từ cội nguồn là: nguồn gốc, tổ tiên
    Câu c:
    – Nguồn gốc của người Việt Nam ta là nhờ có Lạc Long Quân và Âu Cơ.
    – Chúng ta được hưởng thành quả mà tổ tiên ta gây dựng nên.
    Câu a,
    Phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên là: Miêu tả
    Câu b,
    Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai khổ thơ đó là: So sánh
    Câu c,
    Các từ láy có trong hai khổ thơ là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, chim chích
    Câu d,
                                                                         Bài làm
        Lượm là một chú bé rất hoạt bát và năng động. Tác giả Tố Hữu đã miêu tả rằng” Ca nô đội lệch, Mồm huýt sáo vang…” Điều này cho chúng ta hiểu rằng Lượm là một cậu bé vô cùng yêu đời. Câu vui vẻ nhảy múa, hát ca, huýt sáo trên đường đi giao thư. Cậu bé Lượm là một người cực kì ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên. Qua những chi tiết đó cho ta thấy Lượm là một hình ảnh đẹp đáng để chúng ta biết đến và học hỏi.
    #LeNguyenThaoVy2k9
    Chúc cou học tốt!

    Trả lời
  2. Bài 1:
    a. 
    – Từ ghép: quê hương, ăn chơi, đất nước, cội nguồn
    – Từ láy: lấm tấm, xanh xao, hun hút, bập bênh
    b.
    – Hai từ đồng nghĩa với ”cội nguồn”: quê hương, nguồn gốc, gốc gác, tổ tiên 
    c. Đặt câu (mình đặt với hai từ láy ở câu b nha)
    – Gốc gác: Ông ta là một người lạ mặt, chẳng ai biết gốc gác của ông ta ở đâu
    – Tổ tiên: Tổ tiên chúng ta ngày xưa có một thời lừng lẫy, huy hoàng
    Bài 2:
    a. 
    – PTBĐ: biểu cảm + miêu tả (nếu hỏi phương thức biểu đạt chính thì là biểu cảm)
    b.
    – Biện pháp tu từ: so sánh
    c.
    – Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
    d.
    Qua hai khổ thơ trên, tác giả đã miêu tả chi tiết hình dáng của chú bé Lượm. Chú bé với thân hình loắt choắt, nhỏ nhắn, xinh xinh. Cậu có đôi chân nhanh thoăn thoắt. Đặc biệt, cậu luôn đội chiếc mũ ca nô trên đầu lệch về một phía trông rất đáng yêu. Lượm luôn đeo một cái xắc xinh xinh trông rất ra dáng ”cán bộ”. Cậu luôn huýt sáo ”như con chim chích” đã cho thấy được cậu rất yêu đời mặc dù công việc liên lạc của cậu rất nguy hiểm. Ta có thể thấy được, Lượm như một chú chim hướng tới ánh mặt trời rực rỡ
    @LP

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới