Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tô

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính là gì
Câu 2:Ai là người kể?
A.Tác giả B.Nhân vật “tôi” C.Nhân vật “mẹ tôi” D.Nhân vật “cô tôi”
Câu 3:Ai là người trực tiếp xuất hiện trong đoạn văn trên?
A.Nhân vật “tôi” B.Nhân vật “tôi”,”mẹ tôi” C.Nhân vật “tôi”,”mẹ tôi” và “cô tôi” D.Nhân vật “mẹ tôi”
Câu 4:Tìm hình ảnh so sánh trên đoạn văn trên.Chỉ ra phép so sánh là gì và nêu tác dụng

2 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tô”

  1. Câu 1:
    – Phương thức biểu đạt chính là: tự sự
    Câu 2:
    Ai là người kể?
    => Chọn B. Nhân vật “tôi”
    Cụ thể nhân vật “tôi” đó chính là bé Hồng, người kể lại câu chuyện thông qua ngòi bút của tác giả.
      Câu 3:
    Ai là người trực tiếp xuất hiện trong đoạn văn trên?
    => Chọn B. Nhân vật “tôi”,”mẹ tôi” 
    Dẫn chứng: Cả đoạn văn
    -> có 2 nhân vật trực tiếp xuất hiện trong đoạn văn đó là bé Hồng và mẹ của chú bé. Đoạn văn nằm trong phần khi bé Hồng gặp lại được người mẹ đã bấy lâu xa cách, họ hạnh phúc và cuống quýt khi gặp lại nhau.
    Câu 4:
    – Hình ảnh so sánh: 
    + ” mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. “
    -> So sánh không ngang bằng 
    + ” Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”
    -> So sánh ngang bằng
    • Tác dụng:
    + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
    + Làm câu văn thêm sinh động như khẳng định được tình cảm yêu thương của hai mẹ con khi được gặp lại nhau. Cho thấy tình mẫu tử thật thiêng liêng và tươi đẹp.
    #water

    Trả lời
  2. Giải đáp + Các bước giải thích:
    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
        Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là gì?
       Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
    Câu 2: Ai là người kể?
    A.Tác giả
    B.Nhân vật “tôi”
    C.Nhân vật “mẹ tôi”
    D.Nhân vật “cô tôi”
    ⇒ Giải thích: Đây là ngôi kể thứ nhất, thường làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi”.
    Câu 3: Ai là người trực tiếp xuất hiện trong đoạn văn trên?
    A.Nhân vật “tôi”
    B.Nhân vật “tôi”,”mẹ tôi”
    C.Nhân vật “tôi”,”mẹ tôi” và “cô tôi”
    D.Nhân vật “mẹ tôi”
    ⇒ Giải thích: Đọc đoạn văn trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có hai nhân vật xuất hiện trực tiếp đó là nhân vật “tôi” và nhân vật “mẹ tôi”.
    Câu 4:Tìm hình ảnh so sánh trên đoạn văn trên. Chỉ ra phép so sánh là gì và nêu tác dụng.
       – Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi.
    ⇒ Giải thích: So sánh không ngang bằng.
    ⇒ Bổ sung: So sánh được hiểu là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi cảm, gợi hình cho biểu đạt.
       – Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.
    ⇒ Giải thích: So sánh ngang bằng.
    ⇒ Tác dụng: Sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau, giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn, góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.
    Cho mình 5* và Trả lời hay nhất + Cảm ơn nhé!~
    Chúc bạn học tốt!~
    $\textit{Phạm Kim Ngọc}$
    \text{#hoidap247}

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới