Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đế

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun ra lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. bỗng roi sắt gẫy tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc giặc tan vỡ đám tàn quân dẫm đạp lên nhau chạy trốn tráng sĩ đuổi đến chân núi sóc sóc sơn đến đấy một mìn một ngựa tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời
câu hỏi
giải thích nghĩa của từ tráng sĩ từ chú bé được thay bằng tráng sĩ có ý nghĩa gì

2 bình luận về “Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đế”

  1.  Từ  chú bé vốn chỉ những cậu bé còn hồn nhiên . Và chưa nhận thức nhiều về cuộc sống. Từ tráng sĩ dùng để chỉ người có nhiều sức lực cường tráng, chĩ khí maanhj mẽ , hay làm việc lớn 
    được ko ạ

    Trả lời
  2. Sự thay đổi trong lời kể đã khẳng định sự thay đổi của Thánh Gióng: khi từ xưng hô được thay đổi, nghĩa là cậu cũng chính thức chuyển biến từ một chú bé thành một người trưởng thành, với sức mạnh, tài năng phi phàm, với khả năng chiến đấu hơn người. Giờ đây, cậu đã có thể đứng lên, gánh lên niềm tin tưởng của cả dân tộc, lao về phía trước, chiến đấu với quân thù. Như vậy, sự thay đổi về danh xưng, đã giúp xác định được vai trò, vị trí của nhân vật trong từng giai đoạn của câu chuyện.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới