so sánh nhân hóa điệp ngữ , nhân hóa là gì lấy ví dụ

so sánh nhân hóa điệp ngữ , nhân hóa là gì lấy ví dụ

2 bình luận về “so sánh nhân hóa điệp ngữ , nhân hóa là gì lấy ví dụ”

  1. – So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    vd:– Mặt trời xuống biển như hòn lửa;
          – Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai;
         -Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    – Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.
    vd: –Sóng đã cài then đêm sập cửa;
           -Ông mặt trời trốn sau đám mây;
            – Núi cao chi lắm núi ơi 
       Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
           
    – Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
    vd:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
    “Trước muôn trùng sóng bể
    Em nghĩ về anh, em
    Em nghĩ về biển lớn
    Từ nơi nào sóng lên?”

    Trả lời
  2. Nalu
    * So sánh: là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. 
    – Ví dụ: Trăng tròn như cái đĩa
    *Nhân hóa : là gọi hoặc tả các đồ vật, con vật, cây cối bằng những từ ngữ để gọi hoặc tả con người làm cho các sự vật, cây cối, hiện tượng, … trở nên gần gũi với con người.
    – Ví dụ: Ông mặt trời vừa thức dậy
    * Diệp ngữ: là một biện pháp tu từ trong văn học lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh, khẳng định một điều gì đó
    – Ví dụ: Bảy nổi ba chìm với nước non

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới