? Để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyện ngắn thì ta cần quan tâm đến những yếu tố nào? Vận dụng để đọc hiểu một văn bản t

? Để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyện ngắn thì ta cần quan tâm đến những yếu tố nào? Vận dụng để đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết hoặc truyện ngắn mà em biết.
TÊN VĂN BẢN:………………………………………….
TÁC GIẢ…………………………………
Nội dung đọc hiểu trả lời
1. Ấn tượng chung về văn bản
2. Xuất xứ ….
3. Tóm tắt văn bản (Nêu sự kiện chính và bối cảnh) ….
trl ngắn ngọn giúp em ạ

1 bình luận về “? Để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyện ngắn thì ta cần quan tâm đến những yếu tố nào? Vận dụng để đọc hiểu một văn bản t”

  1. @Ma
    [Theo SGK Ngữ Văn tập 1 Kết nối tri thức]
    – Tên văn bản: Bức tranh của em gái tôi.
    – Tác giả: Tạ Duy Anh
    Nội dung đọc hiểu – trả lời:
    1. Ấn tượng chung về văn bản.
    – Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả Tạ Duy Anh, trong câu truyện, các nhân vật và tình tiết được khơi gợi rất sống động, liền mạch và súc tích. Bức tranh của em gái tôi truyền tải những thông điệp, ý nghĩa gắn liền với đời sống hiện nay, những việc hay xảy ra trong gia đình thường xuyên, giữa anh chị em trong nhà. Sự ganh tị, ghen ghét đều được bắt nguồn từ chính sự ích kỉ, coi khinh trong mỗi con người, qua câu chuyện, nhờ vào tài năng hội họa cũng như tấm lòng hồn nhiên, hiền hậu của em mình, người anh trai cuối cùng cũng đã nhận ra khiếm khuyết, phần hạn chế ở bản thân. 
    2. Xuất xứ.
    – In trong “Con dế ma” (1999)
    3. Tóm tắt văn bản.
    – Các sự việc chính:
    + Kiều Phương – một cô bé thích vẽ và hay lục lọi đồ vật.
    + Anh trai cô rất bực vì em gái hay nghịch các đồ vật trong nhà.
    + Mèo (Kiều Phương) bí mật học vẽ và tài năng hội họa của cô bé bất ngờ được phát hiện.
    + Người anh không vui, cảm thấy ghen ghét, đố kị trước tài năng của em gái, nghĩ rằng bản thân mình không được quan tâm nữa và thua kém em.
    + Em gái thành công, cả nhà vui mừng, người anh được mời đến xem triển lãm tranh của em gái.
    + Đứng trước bức tranh của Kiều Phương, người anh bứt rứt, xấu hổ và ân hận.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới