Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tiếng vọng từ rừng sâu Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Tiếng vọng từ rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: Tôi ghét người. Từ khu rừng có tiếng vọng trở lại: Tôi ghét người. Cậu hoảng hốt quay về và sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: Giờ thì con hãy hét thật to: tôi yêu người. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: Tôi yêu người. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 3. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 5. Tìm và nêu tác dụng của một phép tư từ có trong văn bản trên?
Câu 6. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào em đã học? Hãy kể thêm 2 văn bản cùng chủ đề?

1 bình luận về “Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tiếng vọng từ rừng sâu Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày”

  1. 3
    Ngôi kể thứ ba dấu hiệu: Người kể không xưng tôi và dấu tên mình đi.
    – Tác dụng: Cho đi những gì thì bản thân sẽ nhận lại những điều như vậy ,định luật cho đi và nhận lại , biết yêu thương và cho đi những điều tốt đẹp.
    5
    – BPTT: Nhân hoá. “Từ khu rừng có tiếng vọng trở lại: Tôi ghét người.”
    – Tác dụng:  Ý nghĩa giáo dục sâu sắc: chúng ta “cho” đi như thế nào sẽ được “nhận” lại như thế. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống.
    6
    – Câu chuyện trên thuộc chủ đề: Yêu thương người khác và phải ngoan ngoãn.
    #Anhlasadboyyy

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới