Khám phá văn bản Đồng dao mùa xuân

Khám phá văn bản Đồng dao mùa xuân

1 bình luận về “Khám phá văn bản Đồng dao mùa xuân”

  1. Khám phá văn bản
    1 Xuất thân và hình ảnh người lính nơi chiến trận
    – Chi tiết khắc họa người lính: 
    • Chưa một lần yêu. 
    • Mê thả diều.
    • Ba lô con cóc.
    • Làn da sốt rét. 
    • Cái cười hiền lành. 
    • Mắt trong như suối biếc. 
    • Vai đầy núi non.
    – Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:
    • Hồn nhiên, trong sáng: chưa từng yêu, còn mê thả diều.
    • Hiền lành, nhân hậu: cái cười hiền lành.
    • Anh hùng, sống lý tưởng: hình ảnh “mắt trong”, “vai đầy núi non” thể hiện lòng quyết tâm, phẩm chất anh hùng và lí tưởng sống vì đất nước, vì quê hương của người lính.
    * NHẬN XÉT NGHỆ THUẬT: 
    • Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ: Hai khổ thơ đầu có khổ 2 câu, có khổ 3 câu. Từ khổ thứ 3 trở đi mỗi khổ thơ 4 câu.
    => Cách chia phù hợp với nội dung và ý nghĩa bài thơ.
    • Cách ngắt nhịp, gieo vần:
    – Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.
    – Cách gieo vần: vần cách (yêu – diều).
    – Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu
    => Nhịp  2/2 khiến bài thơ mang giọng điệu đồng dao. nhịp 1/3 nhấn mạnh sự không về của anh. Thế tương phản có – không nói lên sự mất mát, gợi cám xúc tiếc thương, bùi ngùi.
    2 Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính
    – Tình cảm đồng đội: Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.
    – Tình cảm của nhân dân: Chính tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy.
    * Ý nghĩa nhan đề:
    Nhan đề có ý nghĩa gợi lên khúc hát quen thuộc về sức sống diệu kì của con người, của vạn vật trước sự biến chuyển của thời gian.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới