PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Xác định cách nói giảm nói tránh trong những câu sau và cho biết tác dụng của chúng? a) Trước kia khi bà

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Xác định cách nói giảm nói tránh trong những câu sau và cho biết tác dụng của chúng?
a) Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!
b)
– Xin hỏi ban tuyển dụng đã xem xét hồ sơ xin việc của tôi chưa?
– Xin lỗi anh, có lẽ anh nên tìm kiếm cơ hội ở một công ty khác.
c) Cha mẹ của cậu ấy đã chia tay nhau lâu rồi.
d) Giờ mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:Cho các cặp câu dưới đây, hãy chỉ ra câu sử dụng cách nói giảm nói tránh trong buổi tập và cho biết đó là cách nói giảm nói tránh nào?
a)
(1)Cô ấy bị mù.
(2)Cô ấy bị khiếm thị.
b)
(1)Bài văn của bạn cần chỉnh sửa lại diễn đạt và lỗi chính tả.
(2)Bài văn của bạn dở lắm.
c)
(1) Cuộc sống của anh ấy hiện tại rất bấp bênh.
(2)Cuộc sống của anh ấy hiện tại chưa ổn định.
d)
(1)Dạo này tôi thấy bạn cần phải tập luyện nhiều hơn.
(2)Dạo này tôi thấy bạn béo lên nhiều.

1 bình luận về “PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Xác định cách nói giảm nói tránh trong những câu sau và cho biết tác dụng của chúng? a) Trước kia khi bà”

  1. * Phiếu học tập số 1: Xác định các nói giảm, nói tránh và tác dụng:
    a) “về với Thượng đế chí nhân”
    => Làm vơi đi nỗi đau thương, mất mát của cô bé cũng như người nghe, người đọc.
    b) “có lẽ anh nên tìm kiếm cơ hội ở một công ty khác”
    => Thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người khác của người nói. 
    c) “chia tay nhau”
    => Tránh được sự nặng nề, đau buồn đối với người được nhắc đến.
    d) “có tuổi rồi” 
    => Làm giảm mức độ tiêu cực của lời nói để mẹ không phải phiền muộn, suy nghĩ nhiều.
    * Phiếu học tập số 2: Các câu sử dụng cách nói giảm, nói tránh và cách nói giảm, nói tránh:
    a, (2) Cô ấy bị khiếm thị.
    -> Dùng từ đồng nghĩa (từ Hán Việt)
    b, (1) Bài văn của bạn cần chỉnh sửa lại diễn đạt và lỗi chính tả
    -> Dùng cách nói vòng
    c, (2) Cuộc sống của anh ấy hiện tại chưa ổn định.
    -> Dùng cách nói phủ định
    d, (1) Dạo này tôi thấy bạn cần phải tập luyện nhiều hơn.
    -> Dùng cách nói vòng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới