Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn tho sau: Hạt gạo làng ta có công các bạn sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng

Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn tho sau:
Hạt gạo làng ta
có công các bạn
sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang rành quết đất

2 bình luận về “Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn tho sau: Hạt gạo làng ta có công các bạn sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng”

  1.      Hạt gạo chính là hạt ngọc trời mà trời đất ban tặng. Để ca ngợi vẻ đẹp nhất, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết lên bài thơ  “Hạt gạo làng ta”. Đây là một bài thơ hay và nhiều ý nghĩa. 
          Để có thể tạo ra hạt gạo trắng, tròn, ngon dẻo thì cần rất nhiều công sức. Như nhà thơ Trần Đăng Khoa viết “sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu”, “bắt sâu”, “gánh phân”. Để làm được điều đó chúng ta cần trải qua rất nhiều giai đoạn. Phải chăm chút từng ly từng tí để có thể tạo ra những hạt gạo thơm dẻo. Từng hạt gạo là từng hạt mồ hôi của người nông dân “lúa cao rát mặt”, “gánh phân quang rành quét đất”. Đó chính là sự tỉ mỉ, cẩn trọng của những người bà, người mẹ với công việc đồng áng. Hạt gạo mang rất nhiều ý nghĩa để từ đó ta biết quý trọnng hạt gạo hơn. 
         Đồng thời qua đoạn thơ cũng cho ta thêm trân trọng hơn sự vất vả của người nông dân khi tạo ra những “hạt ngọc trời”.

    Trả lời
  2.     Hạt lúa là một trong những nông phẩm quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, hình ảnh hạt lúa được đưa vào thơ ca khá phổ biến. Đặc biệt là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, trong đó, hai khổ thơ: “Hạt gạo làng ta….quết đất” đã thể hiện sự nâng niu, trân trọng hạt lúa mà người nông dân đã vất vả tạo ra.
         Để tạo ra được hạt lúa mơn mởn, công sức của người nông dân là rất quan trọng. Vào những ngày trời hạn, người nông dân phải cấp nước tưới tiêu hợp lý để hạt lúa có thể phát triển bình thường. Không chỉ thế, khi mùa sâu bệnh tới, những người nông dân phải tất bật đi bắt sâu để giúp cây được tiếp tục sinh trưởng mà không bị sâu bệnh làm ảnh hưởng đến mùa màng. Khi những cây lúa đã phát triển lên cao, người nông dân lại phải tiếp tục gánh phân để bón cho cây lúa được lớn lên bình thường, tạo nên mùa màng bội thu, phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với những quang gánh phân ấy, một lần nữa, hình ảnh người nông dân hiện lên thật tất bật, cần cù, siêng năng. Như vậy, để tạo ra được những hạt lúa thơm ngon, người nông dân phải bỏ ra rất nhiều công sức, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Qua đó, tác giả bộc lộ sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng và nâng niu những hạt lúa do những người nông dân làm ra. Đồng thời, thể hiện lòng biết ơn, sự cảm mến sâu sắc của chính mình với những bác nông dân đã không quản ngại khó khăn, vất vả để tạo ra những hạt lúa, để có những hạt gạo chúng ta ăn như bây giờ. 
          Như vậy, để làm ra hạt lúa không hề đơn giản và dễ dàng, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn và bảo quản những hạt lúa ấy để nó phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân Việt Nam cũng như trở thành nguồn lương thực xuất nhập khẩu tốt đem lại nguồn kinh tế ổn định cho quê hương, đất nước.
          Hai khổ thơ trên trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã giúp người đọc thêm phần nào hiểu được nỗi khó khăn, vất vả của những người nông dân, từ đó, biết trân quý những hạt gạo chúng ta đang ăn mỗi ngày.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới