viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về vùng đất và con người Đồng Nai thể hiện trong bài ca dao, tục ngữ Đ

viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về vùng đất và con người Đồng Nai thể hiện trong bài ca dao, tục ngữ Đồng Nai ( trong bài văn có câu ca dao, tục ngữ Đồng Nai ) Giúp tui với ạ Cảm ơn mọi người trước ạ!!!

2 bình luận về “viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về vùng đất và con người Đồng Nai thể hiện trong bài ca dao, tục ngữ Đ”

  1. Cuộc đời có những cơ duyên không biết trước, tốt nghiệp đại học tôi nộp đơn xin tuyển dụng một số nơi gần nhà, sau một thời gian chờ đợi vẫn chưa có hồi âm. Như nắng hạn gặp mưa, khi được người bà con giới thiệu cho tôi vào làm việc tại một trường ở Biên Hòa, Đồng Nai tôi đã rất vui mừng và phấn khởi. Được chị gái động viên: “Cứ đi đi em rồi sẽ tới với ước mơ của mình, nếu không thích em vẫn có thể trở về mà”. Tôi vui sướng, háo hức xách vali lên đường vào Nam với một trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ.
    Nhưng…! Đành là cảm xúc con người, sau sự hồ hởi ban đầu là nỗi nhớ nhung quê nhà và nỗi cô đơn, trống trải khi sống một mình. Những ồn ào, náo nhiệt và thậm chí có chút “sống vội, sống gấp” của một thành phố công nghiệp làm tôi nhớ đến quay quắt cảnh bình yên quê nhà với mùi hương thơm lựng của lúa trổ đòng, là mùi nồng ấm của khói lam chiều khi mặt trời ráng đỏ. Tôi nhớ ánh trăng bàng bạc, dưới góc sân nhỏ chị em tôi vui vẻ chơi đùa, trong khi bố mẹ và các bác láng giềng đang râm ran bên ấm chè xanh. Đối với tôi, tất cả những hình ảnh thân thương ấy không bao giờ vơi trong ký ức và trái tim mình!
    Có điều, tình yêu và sự thương mến của TP.Biên Hòa lại đến với tôi bằng một sự kiện rất đỗi bình thường. Đó là lần, tôi vì vội vàng để lên ga tàu về quê ăn Tết đã bị ngã xe ngay trên đường Phạm Văn Thuận. Thay vì phải một mình vật lộn với chiếc xe của mình, tôi lại được nhiều người giúp đỡ. Những – người – xa – lạ ấy đã dừng lại giúp tôi dựng xe lên, hỏi han, lo lắng cho tôi, có người vội vàng băng qua đường mua thuốc và băng cứu thương giúp tôi. Giữa cái nắng oi ả của Nam bộ những ngày mùa khô, tôi cảm thấy lòng mình dịu lại, một cảm giác biết ơn lan tỏa trong trái tim tôi. Nỗi trống vắng, buồn tủi của một đứa con gái sống xa nhà như vơi đi quá nửa. Tôi chợt nhận ra Biên Hòa đâu phải chỉ có những ống khói của các nhà máy khu công nghiệp, Biên Hòa không chỉ là những người sống vội vã và vô tình, hời hợt với nhau mà ở đó còn có sự thương mến, giúp đỡ nhau vô tư đến lạ. Năm đó là năm đầu tiên sau khi đón Tết bên gia đình, tôi tạm biệt quê hương để trở lại Biên Hòa làm việc mà trong lòng vui vẻ, hân hoan khó tả. Cũng từ đó, tôi yêu Biên Hòa theo cách riêng của mình. Yêu sự nhộn nhịp của một thành phố trẻ, yêu sự đa dạng văn hóa của mảnh đất Biên Hòa – Đồng Nai, và hơn hết tôi yêu con người và tình cảm mộc mạc, chân thành của những người tha hương đi mưu sinh bao bọc, yêu thương nhau trên mảnh đất này!
    Biên Hòa – vùng đất phương Nam năng động đầy nắng gió với rất nhiều khu công nghiệp là mảnh đất lành cho rất nhiều người khắp mọi miền về mưu sinh. Không ở đâu như nơi đây, chúng ta bắt gặp giọng nói trong trẻo của người Bắc bộ, tiếng nói đằm nặng của người miền Trung và cả những ngọt ngào pha chút nũng nịu của Nam bộ. Không ở đâu như nơi đây, có những người không quen biết, không họ hàng lại dễ làm quen, xích lại gần nhau, giúp đỡ nhau đến vậy.
    Hơn 12 năm sống và làm việc ở Biên Hòa – thời gian ấy chưa hẳn là dài nhưng đủ để tôi hiểu và yêu hơn mảnh đất này. Giờ đây, sau những lo toan, vất vả với bộn bề cuộc sống, khi chiều về – đi qua những con đường xe cộ ngược xuôi tôi để mặc tâm hồn mình thư thả, khoan thai ngắm nhìn phố phường, và dòng người hối hả như một thói quen thân thương không thể thiếu mỗi ngày. Nghe lòng nhẹ tênh như mình chưa từng bị cuốn vào dòng đời tất bật – tự bao giờ thành phố này lại trở nên lãng mạn theo cách riêng đến thế! 12 năm trôi qua đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm, và tình yêu thành phố này cứ lớn lên dần trong tôi. Tôi thấy mình trưởng thành hơn mỗi ngày. Tôi yêu công việc của mình, hạnh phúc của gia đình nhỏ mà tôi đang có cũng đã được xây dựng và vun đắp trên mảnh đất này, tôi nhìn thấy những yêu thương luôn chảy giữa dòng đời tấp nập. Và tôi hiểu, trong tim mình có thêm một quê hương thứ 2 để yêu thương Biên Hòa – Đồng Nai.
    Chiều cuối năm, ngồi ở một góc tĩnh lặng bên dòng sông Đồng Nai – con sông nội địa dài nhất Việt Nam vẫn hiền hòa, lững lờ trôi. Hòa quyện màu xanh của dòng nước là dải mây trắng bồng bềnh. “Thủ phủ” Đồng Nai hiện lên huyền ảo giữa đôi bờ hư thực, xen kẽ giữa sông là núi, vẫn còn đó sự hoang sơ pha trộn với hiện đại, giữa dòng chảy xưa và nay, giữa tốt và xấu, giữa khát vọng phát triển và những tồn tại bất cập của xã hội mà nhiều người cảm thấy chưa an lòng. Ngóng nhìn ra dòng sông, thả hồn theo dòng suy nghĩ về xứ “Trấn Biên” tôi lại thấy bồi hồi, tự trong sâu thẳm trái tim mình vẫn tin rằng: “Tổ tiên, cha ông từ thuở mang gươm đi mở cõi cho đến thế hệ ngày nay luôn yêu và nỗ lực xây dựng một Biên Hòa phát triển, yên bình và bền vững. Nhất định thế, sẽ là thế, có phải không những người con Biên Hòa – Đồng Nai?”.

    Trả lời
  2. Từ thành phố Biên Hòa theo quốc lộ 1A đi ngược về phía bắc khỏang 15km, du khách sẽ đến địa phận xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nhìn bề ngoài nơi đây chẳng có vẻ trù phú như những vùng đất khác, những lại ẩn giấu trong mình một thiên nhiên khá xinh đẹp.
     
    Thác Giang Điền đã có từ rất lâu, cái tên Giang Điền gắn liền với tên của đơn vị hành chính địa phương là xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trước đây, Giang Điền là khu khai thác đá tự do của người dân địa phương, xung quanh dòng thác là những mảnh đất hoang hoá, lồi lõm, lau, sậy mọc um tùm, hoang sơ bao phủ cả một khu vực rộng lớn, quanh năm nắng bụi mưa lầy. 
     
    Dòng thác Giang Điền bắt nguồn từ Cẩm Mỹ, Long Thành. Từ những dòng suối nhỏ chảy quanh co nối vào thành sông Buông rồi tiếp tục đổ ra sông Đồng Nai. Giang Điền, cái tên nghe sao thân thương lại nằm giữa vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, phải làm gì đó cho Giang Điền? Với những ý tưởng đầy sự lãng mạn và sáng tạo, buổi sơ khai hai vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng quyết định dùng số tiền đã tích góp từ nhiều năm để đầu tư xây dựng thác Giang Điền thành một Khu du lịch sinh thái, nơi con người hòa mình cùng thiên nhiên. Đầu năm 2003 sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, Công ty bắt tay vào việc khai khẩn với diện tích ban đầu 67,5 hecta đất hoang hóa. Vừa khai khẩn xây dựng, vừa bảo dưỡng bởi Giang Điền có một thác nước nguyên vẹn, tự nhiên, một phong cảnh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ hiếm hoi chỉ cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 48km. Ngày tháng trôi qua, Khu du lịch đã dần hình thành. Những con đường lát đá mang dáng dấp của đấu trường La Mã, những kỳ hoa dị thảo khắp mọi miền đất nước đã được hội tụ về đây đua nhau khoe sắc. Biến vùng đất hoang vắng mưa lầy nắng bụi ngày xưa thành một Khu du dịch sinh thái an lành màu mỡ và sống động. Ngọn thác Giang Điền trở nên hùng vĩ hơn, lộng lẫy hơn bên cạnh một thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng với những dịch vụ được sắp xếp khéo léo. Tất cả tạo nên một sự hài hòa tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.
     
    Ngày 29/01/2006 (nhằm ngày mùng một Tết Bính Tuất 2006) Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền chính thức mở cửa đón du khách, từ đó đến nay Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Trong suốt quá trình hoạt động, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền từng bước không ngừng hoàn thiện các loại hình dịch vụ phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
     
      Giang Điền có được như ngày hôm nay không chỉ là nỗ lực và ước mơ của Ban Tổng Giám Đốc (đặc biệt là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Kỳ Phùng), các Cổ đông hay toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần du lịch Giang Điền, mà còn là sự động viên, hỗ trợ, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã dành cho Giang Điền một tình cảm ấm áp và sự hài lòng, tạo niềm vui và ủng hộ của Du khách.
       Trong thời gian sắp tới, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền tiếp tục mở rộng Khu du lịch trên 118,42 hecta, xây dựng thêm những công trình vui chơi giải trí, khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, sân golf, khu đô thị sinh thái,… và nhiều công trình kiến trúc khác, cũng như không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ để đáp lại tình cảm, sự quan tâm và tín nhiệm của các đồng nghiệp, của nhân dân ta tư khắp mọi miền

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới