nhận xét về bài thơ “Ngắm trăng” có ý kiến cho rằng :” bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ C

nhận xét về bài thơ “Ngắm trăng” có ý kiến cho rằng :” bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh”; em có đồng ý không giải thích vì sao

2 bình luận về “nhận xét về bài thơ “Ngắm trăng” có ý kiến cho rằng :” bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ C”

  1. nhận xét về bài thơ “Ngắm trăng” có ý kiến cho rằng :” bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh”; em có đồng ý không giải thích vì sao

    Trả lời
  2. – Nhận xét về bài thơ “Ngắm Trăng” có ý kiến cho rằng : ” bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh”. Quả thực, tuy “thân thể trong lao” nhưng “tinh thần ngoài lao”, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Sự vượt ngục ấy được thể hiện ở việc người tù đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, thư thái. Nhưng Người lại ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, là một tù nhân đang bị đày đọa. Điều kiện trong tù hết sức khó khăn : không rượu, không hoa. “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?”. Khi có cảnh trăng đẹp, người xưa thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, có hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Tuy vậy người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng của người nghệ sĩ. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. Đỉnh điểm của sự vượt ngục thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người và trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối làm hiện lên hình ảnh nhân nguyệt (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Cả người và trăng vượt qua song sắt giao hòa với nhau ( khán minh nguyệt – khán thi gia ). Qua đây, cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù người chiến sĩ người thi sĩ. Nhà tù, song sắt trở nên vô nghĩa trước vầng trăng. Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do tự tại, phong thái ung dung vượt trên hoàn cảnh. Suy cho cùng, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ : không rượu, không hoa, không tự do nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do để ngắm trăng trọn vẹn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới