soạn bài liên kết các đoạn văn trong văn bản mk chỉ lấy bài cũ đã học ghi vở thôi nhé ko lấy những cái khác giúp mk nhanh vớ

soạn bài liên kết các đoạn văn trong văn bản
mk chỉ lấy bài cũ đã học ghi vở thôi nhé ko lấy những cái khác
giúp mk nhanh với mk cảm ơn !!!!
gấp nha sos

2 bình luận về “soạn bài liên kết các đoạn văn trong văn bản mk chỉ lấy bài cũ đã học ghi vở thôi nhé ko lấy những cái khác giúp mk nhanh vớ”

  1. Mình trình bày trong hình: 
    Vì nội dung có khá nhiều từ ghi tắt nên nếu bạn không hiểu có thể trực tiếp hỏi nhé!
    Cam cũ nên hơi mờ, thông cảm! Chữ kí ở pic 3. 

    soan-bai-lien-ket-cac-doan-van-trong-van-ban-mk-chi-lay-bai-cu-da-hoc-ghi-vo-thoi-nhe-ko-lay-nhu

    Trả lời
  2. I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
    Câu 1 :
    Hai đoạn văn không có mối liên hệ. Bởi vì tuy cùng viết về những nội dung liên quan đến trường làng Mĩ Lí nhưng giữa hai đoạn văn không có liên kết.
    Câu 2 
    a) Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn thứ hai, tức là “tôi” đã từng đến trường rồi nhưng hôm đó trường xa lạ còn lần này quen thuộc hơn.
    b) Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên kết với nhau hơn, tác giả đến trường và kể lại rằng mấy hôm trước cũng đã từng đến trường rồi.
    c) Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: làm cho hai đoạn văn liền mạch, thông suốt, tạo cho người đọc thấy được sự mạch lạc, chặt chẽ giữa các đoạn trong văn bản.
    II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản
    1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
    a) – Đó là hai khâu tìm hiểu và cảm thụ.
    – Từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên: “bắt đầu là”, “sau…là”.
    – Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: một là, hai là,… trước hết, tiếp theo, sau cùng,… đầu tiên, tiếp đó, sau nữa,… thứ nhất, thứ hai, thứ ba,… một mặt, mặt khác, sau nữa,…
    b) – Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đều liên quan đến trường Mĩ Lí.
    – Từ ngữ liên kết hai đoạn văn là: nhưng lần này lại khác.
    – Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, tuy nhiên, tuy vậy, thế mà,…
    c) – Từ “đó” thuộc loại đại từ. Trước “đó” là trước lúc nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách tới trường.
    – Các đại từ được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: từ đó, trước đó, sau đó, từ ấy,…
    ad
    d) – Hai đoạn văn trên đều đề cập đến một nội dung là cách viết.
    – Từ ngữ liên kết hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.
    – Những từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: tóm lại, nhìn chung, nói khái quát, tổng kết lại, tóm gọn lại,…
    2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
    – Câu liên kết giữa 2 đoạn văn là: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
    – Câu này có tác dụng liên kết vì nó nối liền với nội dung đi học của cu Tí mà mẹ đã nhắc ở đoạn trên (đi học bên anh Thận)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới