” Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn

” Từng nghe :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc- Nam
……Song hào kiệt đời nào cũng có”
Câu 1: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tốc tác giả đã đưa ra những yếu tố nào ? Yếu tố nào tác giả đưa lên đầu tiên? VÌ sao?
Câu 2: Ở bài ” Nước đại việt ta ” đã tiếp nối và phát triển những yếu tố nào so với bài ” Sông núi nước Nam “?
Câu 3: Vì sao Bình ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tốc Việt Nam ?

1 bình luận về “” Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn”

  1. Câu 1:
    -Sở dĩ gọi bài cáo “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
    Câu 2:(hơi dài ạ)
    *Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ .(ý chính)
    -Bài Sông núi nước Nam: Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí của thời đại mà không ai có thể chối cãi được
    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
    =>Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực này đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi tại sách trời.
    =>Tâm lí của người trung đại, họ tin vào thiên mệnh – tức là sự sắp đặt số phận của ông trời, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên mà không ai có thể can thiệp thay đổi nó.
    =>Cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục
    *Bài Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt đã có từ lâu đời
    “Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác”
    =>Sự rạch ròi trong ranh giới của núi, sông giữa hai nước láng giềng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại, phát triển của đất nước ta
    =>Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được.
    -Sự phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi: Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố để tỏ rõ ý thức dân tộc của mình:
    “Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc, Nam cũng khác
    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
    => Các yếu tố mà nước ta độc lập so với Trung Quốc: nền văn hiến lâu đời, phong tục, văn hóa, lịch sử các triều đại tồn tại ngang hàng với Trung Quốc.
    => Đặt các triều đại của Việt Nam ngang hàng với các triều đại của một nước lớn như Trung Quốc cũng thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.
    Câu 3:
    -Sở dĩ gọi bài cáo “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
    -“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Với giọng thơ hào hùng, dứt khoát, giống như lời khẳng định chắc nịch “Nước Nam là của nhân dân Việt Nam”.
          Chúc bạn học tốt!
    #tuedan

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới