Viết đoạn văn 8 câu phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão hạc. ( Không Copy Mạng )

Viết đoạn văn 8 câu phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão hạc. ( Không Copy Mạng )

2 bình luận về “Viết đoạn văn 8 câu phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão hạc. ( Không Copy Mạng )”

  1. Bài làm của tau mời you tham khảo>:)!
    Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã khiến người đọc trân trọng và cảm phục trước nhân cách cao quý của lão. Lão Hạc là một ông lão nghèo khổ, cô đơn. Cả gia tài của lão chỉ có đúng 3 sào vườn,một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của lão cũng thật bất hạnh, vợ đã mất sớm từ lâu, một mình lão “gà trống nuôi con” nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai lão phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su đến 1 năm chưa có tin tức gì. Một nỗi đau khiến lão luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Cũng vì vậy, từ ngày con đi, lão tích góp, dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ, để con trai mình được nở mày nở mặt. Vắng con, lão chỉ có cậu Vàng làm bạn,lão coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự và lão trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng thế mà, chỉ có một trận ốm cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão sợ lão không nuôi nổi nó được nữa xong lại phải lạm vào số tiền dành dụm cho con nên lão đã bán nó đi. Chứng kiến cảnh người ta bắt chó của mình với và ánh mắt cầu cứu, van xin của Cậu Vàng, lão đã kể lại câu chuyện ấy với ông giáo bằng một tâm trạng vô cùng ăn năn, hối hận. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối,  ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Cuối cùng, sau khi gửi gắm mảnh vườn và số tiền tiết kiệm ít ỏi của mình cho ông giáo, lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử, giống như cách lão đã lừa một con chó. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, nhân hậu, giàu tình thw yêu đấy thế mà lại có một cái kết vô cùng bi thảm. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn Nam Cao, nó đã mang đến cho người đọc biết bao cảm xúc:  cảm thông cho cái con người nghèo khổ ấy, tạo nên một tình yêu thương dành cho con người bất hạnh, luôn có một sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người có lòng tự trọng. Vậy ta có thể nhận thấy được, hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng nhưng để giữ lại phẩm giá của mình, họ đã phải tìm đến cái chết với kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp, đáng thương và bi thảm. 

    Trả lời
  2. Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới