Viết đoạn văn NLXH về các chủ đề sau: 1. Vai trò của học tập 2. Lòng tự trọng 3. Tình mẫu tử Dàn ý một đoạn NLXH: 1. Mở đầu

Viết đoạn văn NLXH về các chủ đề sau:
1. Vai trò của học tập
2. Lòng tự trọng
3. Tình mẫu tử
Dàn ý một đoạn NLXH:
1. Mở đầu (Dẫn dắt vào vấn đề)
2. Thân bài
– Nêu khái niệm
– Nêu biểu hiện (Qua lời nói, cử chỉ, hành động, …)
– Nêu vai trò, ý nghĩa
– Phản đề (Nếu ko làm thì sẽ như thế nào?)
– Bài học (Nghĩ gì?, Thấy gì?, Làm gì?)
– Liên hệ bản thân (Đã, đang, sẽ làm gì)
3. Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề

1 bình luận về “Viết đoạn văn NLXH về các chủ đề sau: 1. Vai trò của học tập 2. Lòng tự trọng 3. Tình mẫu tử Dàn ý một đoạn NLXH: 1. Mở đầu”

  1. 1. Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.  
    2. Tự trọng là coi trọng và giữ gìn nhân cách, phẩm giá và danh dự của mình. Rèn luyện đức tính tự trọng là một trong những điều tạo nên cho nhân cách một con người.
    Người có lòng tự trọng là người luôn biết cư xử, hành động, nói năng đúng mực để mọi người đáng giá đúng về mình. Họ biết tự đánh giá những hành vi ứng xử của bản thân và chấp nhận điều chỉnh để hoàn thiện về bản thân. Hơn nữa người có lòng tự trọng sẽ biết đứng lên đẻ bảo vệ chính mình trước dư luận, luôn tự tin, tự chủ. Chính vì thế, người có lòng tự trọng sẽ nhận được sự tôn trọng của những người khác. Họ được giúp đỡ, yêu mến ngay chính trong môi trường sống và làm việc của họ. Điều này rất quan trọng vì không ai có thể sống thành công trong khi sống tách biệt với xã hội.
    Người có lòng tự trọng luôn tự nguyện làm những việc phải làm, quyết không làm những việc không được làm, không nên làm. Họ tự nhận những gì mình xứng đáng được hưởng, quyết không thụ hưởng những gì không phải là của mình. Vật chất, cũng như tinh thần không đánh cấp thành quả của người khác. Không bao giờ họ chịu sống dựa vào công lao và sự hi sinh của người khác. Họ cũng không để mình phải chịu nổi hổ thẹn vì mặc cảm mình là kẽ hen nhát, kẽ hèn kém hơn người khác không xúng đáng sống bằng người khác…
    Người có lòng tự trọng luôn là người có lối sống giản dị, khiêm tốn, khoan dung và hiền hòa với mọi người. Biết tôn trọng bản thân, có ý thức tôn trọng người khác, xây dựng những mối quan hệ, tốt đẹp, bền chặt hướng tới lợi ích chung của cộng đồng là lối sóng cần có trong mọi thời đại, nhất là trong cuộc sống hiện nay.Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi người mà còn tác động đến toàn xã hội. Ngày nay có rất nhiều người nhiều việc thể hiện thiếu lòng tự trọng. Học sinh tìm cách quay cóp trong những kỳ thi, sinh viên chép lại luận văn mỗi kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài đường người ta đi vào đường ngược chiều hay vược đèn đỏ tự nhiên khi không có bống cảnh sát, người ta đổ rát sang nhà bên cạnh. Nơi công sở người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò truyện hàng giờ. Nơi công cộng người ta gây phiền hà cho mọi người không có ý thức giữ vệ sinh bảo vệ môi trường.
    Trong gia đình, nếu thiếu lòng tự trọng,các thành viên không biết tôn trọng lẫn nhau thì làm sao có thể tạo nên những con người tự trọng. Trong xã hội, nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì không sớm thì muộn cũng đầy những kẻ dối trá, sẵn sàn chà đạp lên nhũng nguyên tắc tốt đẹp giữa người vói người. Hành vi giả dối, lừa gặt sẽ tràn lan trong xã hội. Từ đó làm mất dần đi vai trò và ý nghĩa của các phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác ở con người.
    Sống biết tự trọng con người sẽ không làm những điều dối trá. Tuy người khác không biết nhưng chính mình biết rõ.Chẳng hạn như một học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập thi cử; một công chức nhà nước biết tự trọng thì biết tự giác hoàn thành nhiệm vụ, không lợi dụng chứa vụ đẻ tư túi; một công dân biết tự trọng sẽ biết tự giác tôn trọng pháp luật; một con người biết tự trọng sẽ không phản bội lòng tin của người khác.Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tự trọng. Đó thường là những người có phẩm chất đạo đức yếu kém, sống ích kỉ, yếu đuối, thiếu tình yêu thương. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng khinh thường, xúc phạm, phỉ báng người khác, làm những việc trái với đạo lí, vi phạm pháp luật. Những người như thế thật đáng chê tráchMỗi con người cần phải có lòng tự trọng, nhất là đối với học sinh. Cần rèn luyện lòng tự trọng vững chắc để tránh được những hành động sai trái, gắn kết bản thân với tập thể và cộng đồng. Sống không có lòng tự trọng sẽ không có đủ niềm tin để phấn đấu, bởi thế sẽ gặp nhiều thất bại. Tuy nhiên, hãy tự trọng chứ không nên tự ái, tự ti thái quá. Việc gì nên làm thì quyết liệt làm lấy. Việc gì không nên làm thì nên tránh. Lòng tự trọng nâng cao và khẳng định giá trị bản thân, còn tự ái thì ngược lại.Tự trọng là ánh sáng lung linh chiếu rọi trong khu vườn đạo đức. Mỗi người hôm nay đều cố gắn rèn luyện lòng tự trọng, phấn đấu tiến lên trên con đường sự nghiệp của mình, gặt hái được thành công mới từng ngày. Để có thành công vững chắc, xứng đáng với thành công, đừng quên nhắc nhở mình phải có lòng tự trọng.
    3. Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới