cảm nhận về nhân vật trữ tình của bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh

cảm nhận về nhân vật trữ tình của bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh

2 bình luận về “cảm nhận về nhân vật trữ tình của bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh”

  1. Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ tình thể hiện khát khao yêu đương, hạnh phúc lứa đôi của một người con gái đang trong thời kỳ rực rỡ của đời người. Nỗi lòng của người con gái đang yêu luôn muốn có một hạnh phúc trọn vẹn bình dị.
         Trong thời kỳ văn học hiện đại, nhà thơ Xuân Quỳnh là một nhà thơ lớn xứng đáng được coi là một người bậc thầy về tình yêu. Đề tài tình yêu luôn là đề tài hấp dẫn được Xuân Quỳnh sáng tác rất nhiều và để lại nhiều bài thơ vô cùng tuyệt tác.
        Trong đó, bài thơ Sóng là một bài thơ vô cùng tiêu biểu. Nó được viết bằng nguồn cảm hứng vô cùng bất tận, thể hiện một tâm hồn người phụ nữ đang yêu vô cùng mãnh liệt. Nhân vật em trữ tình trong bài thơ Sóng đã nói lên nỗi lòng của rất nhiều người phụ nữ khi yêu. Tâm hồn của người con gái trẻ khát khao yêu đương mãnh liệt mơ ước có một tình yêu trọn vẹn thủy chung.
        Cùng với nhân vật em cái tôi trữ tình của tác giả và hình tượng sóng trong bài thơ, cả hai như hòa làm một có những điểm tương đồng vô cùng tinh tế. Sóng chính là hình ảnh ẩn dụ của nhân vật em người con gái đang yêu. Là cái tôi trữ tình của tác giả Xuân Quỳnh nhập hồn vào sóng để làm nên một bài thơ vô cùng ấn tượng. Sóng và em tuy hai mà là một.
         Hình tượng con sóng là một sáng tác nghệ thuật vô cùng xuất sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh. Viết về thơ tình, về thuyền và biển thì rất nhiều nhưng có lẽ bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn có vị trí riêng của nó.
         Trong khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả đã diễn tả tâm lý đối nghịch của một người con gái đang yêu, khát khao tình yêu.
    Dữ dội và dịu êm
    Ồn ào và lặng lẽ
    Sông không hiểu nổi mình
    Sóng tìm ra tận bể
         Khát khao tình yêu của một cô gái trẻ trái tim đang xuân tâm hồn đang căng tràn nhựa sống rạo rực một tình yêu lứa đôi, là điều vô cùng bình thường của một người con gái. Nó cũng chính là con sóng kia, trường tồn vĩnh cửu với thời gian không bao giờ cạn. Người con gái khi yêu có lúc vui lúc buồn thường diễn ra bất chợt.
         Nó chính là tâm trạng chung của tất cả những người đang yêu, bởi khi yêu ai cũng rồ điên một chút có như vậy mới gọi là tình yêu thật sự.
    Ôi con sóng ngày xưa
    Và ngày sau vẫn thế
    Nỗi khát vọng tình yêu
    Bồi hồi trong ngực trẻ
        Tình yêu thì dù thời nào cũng thế luôn có những diễn biến tâm lý chung của nó. Nó có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn, cũng có thể làm cho con người trở nên yếu đuối mất đi lý trí của mình.
        Dù ngàn xưa, hay ngày nay thì tình yêu vẫn luôn là thứ tình cảm mãnh liệt mà con người luôn muốn tìm kiếm, muốn được tận hưởng một cách trọn vẹn.
    Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu
    Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau.
        Tình yêu nó đến và đi theo quy luật tự nhiên không có ai có thể kìm chế hay khống chế níu giữ được. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã lý giải rất đúng một quy luật muôn đời của tình yêu đó chính là “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau?”. Tình yêu tồn tại theo một nhịp điệu riêng của con tim, chẳng tuân thủ một quy tắc sống nào.
        Nếu ai đó biết được lúc nào tình yêu đến với mình thì người đó thật sự rất giỏi, bởi tình yêu nó bất thình lình xuất hiện vào lúc mà chính bản thân ta không mong chờ không biết trước.
    Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được.
         Nỗi nhớ luôn là một điều rất bình thường hiện hữu trong tình yêu. Khi yêu nhau người ta thường muốn được ở bên nhau mãi mãi, chỉ cần xa cách một chút thôi là đã cảm thấy nhớ nhung rồi. Nỗi nhớ của tình yêu rạo rực mãnh liệt. Nó làm cho con người vui buồn bất chợt, làm cho con người trở nên ngẩn ngơ, ngơ ngẩn không hiểu được chính bản thân mình tại sao lại thế.
         Nỗi nhớ trong tình yêu làm cho tình yêu đó trở nên mãnh liệt, đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Khoảng cách trong tình yêu làm cho ngọn lửa tình càng thêm bùng cháy thiêu đốt tâm trí nhân vật em, cái tôi trữ tình trong bài thơ Sóng.
         Nỗi nhớ cũng thể hiện tình cảm sắc son chung thủy của người con gái dành cho chàng trai mà mình yêu say đắm. Nó ám ảnh hơn tình yêu, và khi nỗi nhớ lên tới đỉnh điểm nó sẽ hóa thành vô tận.
    Cuộc đời tuy dài thế
    Năm tháng vẫn qua đi
    Như biển kia dẫu rộng
    Mây vẫn bay về xa.
        Người con gái trong bài thơ này luôn ấp ủ một niềm tin sự hy vọng về tình yêu của mình, niềm tin dành cho đối phương cho hạnh phúc tương lai của hai người. Những câu thơ vừa thể hiện sự an ủi, động viên tinh thần của bản thân, và người con gái tin tưởng rằng dù thế nào thì con sóng vẫn luôn hướng vào bờ, dù có nhiều ngăn trở, trái ngang. Trong tình yêu dù có nhiều khó khăn, trở ngại thì vẫn tới hạnh phúc lứa đôi.
        Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ vô cùng đặc sắc tiêu biểu cho tư tưởng, phong cách thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh. Thể hiện một tâm hồn thơ lớn, luôn khát khao yêu thương mãnh liệt của một người phụ nữ đang xuân.

    Trả lời
  2. Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967, bài thơ được in trong, tập thơ Hoa dọc chiến hào. Bài thơ thực chất là lời độc thoại nội tâm của một người phụ nữ đang yêu, ví von tình yêu của mình như hình tượng sóng. Qua hình tượng sóng, tiếng nói về tình yêu của cô gái trẻ càng đong đầy cảm xúc và có nhiều chất riêng hơn, tiếng nói của tình yêu, là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ, gắn liền với cuộc sống.
         Bài thơ có hai hình tượng, hai nhân vật trữ tình là “sóng” và “em”, “sóng” là ẩn dụ, là em, người con gái đang yêu. Sóng là ẩn dụ của tâm hồn người con gái khi yêu, là sự hóa thân cho thân phận của cái “tôi” trữ tình. “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau hòa làm một. Sóng ồn ào và mãnh liệt cũng giống như tình yêu thanh xuân, tuổi trẻ của em cũng luôn nhiệt huyết và sôi nổi như vậy. Bằng việc khai thác trạng thái đa dạng, đối lập của hình tượng “sóng”, nhân vật trữ tình muốn hóa thân thành sóng để còn tồn tại mãi mãi bằng tình yêu và trong tình yêu, bày tỏ khát vọng về một tình yêu thủy chung và vĩnh cửu.
        Trái tim khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ đã được thể hiện rõ trong hình tượng sóng. Hai khổ thơ đầu là hình ảnh con sóng và trạng thái khát vọng của một tình yêu:
    “Dữ dội và dịu êm
    Ồn ào và lặng lẽ
    Sông không hiểu nổi mình
    Sóng tìm ra tận bể
     
    Ôi con sóng ngày xưa
    Và ngày sau vẫn thế
    Nỗi khát vọng tình yêu
    Bồi hồi trong ngực trẻ”.
         Mở đầu bài thơ với những câu thơ xuất hiện rất nhiều những tính từ tương quan đối lập nhau: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Những tính từ này đã gợi ra các trạng thái của sóng ở hai chiều tương phản, lúc thì rất dữ dội, lúc thì lại rất hiền dịu, lúc thì đầy âm thanh, lúc thì lại đầy sự tĩnh lặng. Đó chính là phép ẩn dụ để nói về trạng thái tâm hồn của người phụ nữ khi yêu, lúc thì sôi nổi cuồng nhiệt, lúc thì đầy dịu dàng, sâu lắng. Hai trạng thái tình cảm này cũng luôn có sự chuyển động, chuyển hóa cho nhau. Qua phép ẩn dụ độc đáo này, từ trạng thái của sóng, tác giả đã phát hiện ra bản chất của tâm hồn người con gái khi yêu đầy nữ tính.
         Hai câu thơ tiếp là sự bứt phá của sóng trong cái không gian nhỏ hẹp để tìm nơi rộng hơn. Vẫn tiếp tục nói về sóng mà Xuân Quỳnh đã thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của sóng và sự băn khoăn đó thể hiện với hai câu thơ:
    “Sông không hiểu nổi mình
    Sóng tìm ra tận bể”.
         “Sông” – một không gian hẹp, chật chội nhưng cũng là nơi khởi nguồn của sóng, nơi mà sóng tồn tại. Đối lập với sự chật hẹp của “sông” là một không gian rộng lớn của biển cả mênh mông. Động từ “tìm” nhân hóa hóa biểu tượng sóng, để cho thấy sóng là một sinh thể cũng có nhưng điểm chung như với con người, sóng cũng có những hành động táo bạo, khao khát, mãnh liệt như con người vậy.
          Tình yêu vẫn là đề tài muôn thuở của nghệ thuật, không chỉ thơ ca mà cả trong điện ảnh, hội họa, âm nhạc, nó vẫn luôn là đề tài gợi mở nhiều sự hấp dẫn. Quan niệm tình yêu của mỗi người không hề giống nhau có người nhỉn tình yêu bằng con mắt màu hồng, có người là sự bỡ ngỡ, có người lại ôm hận chỉ vì yêu. Nhưng tình yêu và những trăn trở về tình yêu vẫn mãi là triết lý, khó hiểu nhất và khó cắt nghĩa rõ ràng nhất. Khát vọng tình yêu trong trái tim nhà thơ luôn xôn xao, rạo rực, khát vọng tình yêu luôn cháy bỏng. Cũng như sóng, nó cũng sẽ mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian
         Từ ngàn xưa, con người vẫn coi trọng tình yêu và mãi mãi là như vậy.
    “Ôi con sóng ngày xưa
    Và ngày sau vẫn thế.
    Nỗi khát vọng tình yêu
    Bồi hồi trong ngực trẻ”.
         Khát vọng tình yêu chính đáng luôn tươi trẻ, rạo rực, “bồi hồi” trong trái tim người phụ nữ. Hình tượng sóng và khát vọng tình yêu trong câu thơ dường như rất có ý nghĩa và chiều sâu. Đó là cách cảm nhận tình yêu của cô gái trẻ, tuy nhiên sau sự cảm nhận chân thành bằng cả trái tim ấy lại là nỗi suy tư, băn khoăn nhiều chiều.
    “Trước muôn trùng sóng bể
    Em nghĩ về anh, em
    Em nghĩ về biển lớn
    Từ nơi nào sóng lên ?
     
    Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu
    Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau”.
        Những câu thơ gợi mở ra một không gian vô cùng và vô tận. Người con gái xuất hiện với bao sự trăn trở, sự trải lòng của người con gái trước biển, nhờ sóng nói hộ lòng của em với anh. Thực ra là về thế giới tự nhiên và về thế giới nội tâm con người. Những câu hỏi về thế giới tự nhiên: “Từ nơi nào sóng lên ?”, “Gió bắt đầu từ đâu ?” rồi lại đột ngột hướng câu hỏi về mình, về thế giới tâm hồn của người con gái đang yêu: “Khi nào ta yêu nhau”. Nhưng tự nhiên là một điều luôn bí ẩn và thế giới tình cảm của anh và em cũng vậy, cũng nhiều bí ẩn, suy tư, bởi vậy mà tình yêu của em và anh là điều không thể biết trước. Điều đó chứng tỏ tình yêu từ xưa tới nay đã trở thành điều rất kì diệu và huyền bí.
         Từ suy tư, trăn trở trong tình yêu đến những nỗi nhớ:
    “Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức”.
        Trong khổ thơ xuất hiện nhiều điệp từ “con sóng” lặp đi lặp lại tạo thành rất nhiều con sóng trùng điệp liên tiếp xô bờ. Cho dù là sóng ở đâu thì cũng tuân theo một quy luật chung vốn có của nó – sóng vỗ bờ. Và rồi những con sóng của tự nhiên tự lúc nào đã biến thành con sóng tâm trạng biểu hiện tâm tình của người con gái. Nhịp thơ đồn dập hơn càng thể hiện được rõ hơn sự mãnh liệt của sóng và cũng là nỗi nhớ của em hướng tới anh nỗi nhớ xuất phát từ tận cõi lòng, từ tận trái tim. Nỗi nhớ ấy không chỉ chiếm chọn thời gian “ngày đêm”, cũng không chỉ là nỗi nhớ trong ý thức mà nó còn là nỗi nhớ ăn sâu trong tiềm thức. Nỗi nhớ đã chiếm chọn cả tâm trí em:
    “Dẫu xuôi về phương bắc
    Dẫu ngược về phương nam
    Nơi nào em cũng nghĩ
    Hướng về anh – một phương”.
         Đó chính là những lời thơ thể hiện lòng chung thủy của cô gái, tình yêu của cô vẫn mãi trọn vẹn với người cô yêu thương dù cuộc đời có thiên biến vạn hóa. Niềm tin về tình yêu của chính mình mà cô gái dành cho chàng trai cũng rất chắc chắn:
    “Ở ngoài kia đại dương
    Trăm ngàn con sóng đó
    Con nào chẳng tới bờ
    Dù muôn vời cách trở”.
     
    “Cuộc đời tuy dài thế
    Năm tháng vẫn đi qua
    Như biển kia dẫu rộng
    Mây vẫn bay về xa”.
         Người con gái tự nhận thấy mình có thể vượt qua mọi khó khăn cản trở trong hành trình đi tìm bến đỗ, đi tìm tình yêu, hạnh phúc của cuộc đời mình. Suy tư sâu sắc và khát vọng mãnh liệt của tình yêu khiến cho người ta phải lưu tâm rất nhiều.
    “Làm sao được tan ra
    Thành trăm con sóng nhỏ
    Giữa biển lớn tình yêu
    Để ngàn năm còn vỗ”.
          Như sóng muôn đời được vẫy vùng cùng biển lớn, người con gái cũng muốn cả đời được ở bên người mình yêu thương.
          Nhân vật “em” trong bài thơ có một tình yêu thật nữ tính, một tình yêu bạo dạn nhưng chân thành, thiết tha, đáng khâm phục và trân trọng vô cùng.
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới