Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn

Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trích Trong lời mẹ hát Trương Nam Hương)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong 2 đoạn thơ trên
Câu 2. Chỉ ra nghệ thuật tương phản được sử dụng ở hai đoạn thơ trên?
Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ?
Câu 4. Những điểm giống nhau giữa hai đoạn thơ trên?

1 bình luận về “Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn”

  1. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong 2 đoạn thơ trên.
    + Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
    – Bài thơ nói lên cảm nhận về mẹ, cảm xúc đến công lao của mẹ. Đó là đặc điểm phương thức biểu đạt biểu cảm.
    Câu 2. Chỉ ra nghệ thuật tương phản được sử dụng ở hai đoạn thơ trên?
    + Nghệ thuật tương phản: 
    Ở đoạn thơ 1: 
    – Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên//Còn những bí và bầu thì lớn xuống.
    – Bầu bí thì lớn “xuống” nghĩa là đã lớn sẽ không lớn nữa mà dần già đi và héo úa.
    – Lũ chúng tôi lớn “lên” nghĩa là từ tay mẹ con sẽ lớn thêm, hơn nữa.
    (“Lên” và “xuống” là hai hình ảnh tương phản và đều cùng là hiện tượng “lớn” nhưng đảo ngược nhau).
    Ở đoạn thơ 2: 
    – Lưng mẹ cứ còng dần xuống
    – Cho con ngày một thêm cao.
    – “Lưng mẹ” “cong” dần “xuống” (là những hiện tượng tương phản).
    – “Con” ngày “thêm” “cao” (tương phản với: “Lưng mẹ và con”, “cong và thêm”, “xuống và cao”).
    Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ? 
    @ BPTT: nhân hoá
    – Nhân hoá thời gian biết “chạy” (hành động của con người).
    + Tác dụng: tăng sức gợi hình, làm cho người mẹ hiện rõ nét yếu dần hơn qua năm tháng, cho thấy mẹ đã hi sinh được một đời vì con.
    Câu 4. Những điểm giống nhau giữa hai đoạn thơ trên?
    – Đều nói về mẹ, công lao và sự hi sinh của mẹ.
    – Kể đến hình ảnh tương phản của hai thế hệ khác nhau.
    – Có nhân vật mẹ, trẻ thơ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới