Vt 1 bài văn cảm nhận về nv vũ nương ( vt xin đừng sa vào kể chuyện giúp mik vs ạ , mik hay bị nhắc nhở về sa vào

Vt 1 bài văn cảm nhận về nv vũ nương

( vt xin đừng sa vào kể chuyện giúp mik vs ạ , mik hay bị nhắc nhở về sa vào kể chuyện thôi) ai vt sẽ cho điểm cao ạ

1 bình luận về “Vt 1 bài văn cảm nhận về nv vũ nương ( vt xin đừng sa vào kể chuyện giúp mik vs ạ , mik hay bị nhắc nhở về sa vào”

  1. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn là tiền đề khơi nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều những nhà văn, nhà thơ. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn dữ. Ông được biết đến với tác phẩm “truyền kì mạn lục” , nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích ” chuyện người con gái Nam xương” với hình tượng người con gái vũ nương là người con gái đầy đủ vẻ đẹp ” công dung ngôn hạnh” nhưng lại có một số phận hết sức bi thảm.
    Trước hết, vũ nương là người vợ thủy chung, son sắt, hết mực yêu thương chồng. Trong cuộc sống hôn nhân biết “Trương Sinh có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Điều này thể hiện VN là người vợ hiền thục, khéo léo, dịu dàng và khuôn phép. Không chỉ thế khi chồng phải đi lính, nàng cũng hết lòng ân cần, chu đáo ” rót chén rượu đầy” và dặn dò kĩ lưỡng ” chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ mong ngày về mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi ” . Những lời nói ấy thể hiện mong ước bình dị , không mong hiển vinh , coi thường công danh phù phiếm mà chỉ cầu bình an của nàng. Bên cạnh đó Vn cũng bộc lộ nỗi nó chồng tha thiết ” nhìn trăng soi lại thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người xa, trông liễu rủ bãi hoang,……bay bổng”. Nỗi lòng thương nhớ ấy cứ dài theo năm tháng. Đến ngày Trương Sinh trở về , đáng lẽ đó sẽ là ngày hạnh phúc nhất nhưng nó lại là ngày đắng cay nhất của cuộc đời VN. Người chồng vì tin lời con trẻ mà nghi oan nàng hư thân mà đánh đuổi . VN đau đớn vì suốt ba năm giữ gìn một tiết, hết lòng chăm sóc gia đình nhưng lại bị chồng vu oan, nàng tìm đến cái chết, đến khi được sống ở dưới thủy cung , VN vẫn không nguôi lòng nhớ chồng con mà tìm cách trở về. Từ đó chúng ta thấy Vn là một người vợ giàu tình cảm yêu thương chồng, biết chịu đựng khó khăn để yên lòng người đi xa.
    Không chỉ thế, nàng còn là một người con hiếu thảo, trong khoảng thời gian chồng đi lính , người mẹ chồng vì quá nhớ con nên sinh bệnh. Nàng hết lòng ” thuốc thnag, lễ bái thần phật” , động viên , an ủi , khuyên lơn nhưng bà vẫn không qua khỏi . VN hết sức thương xót, lo ma chay,tế lễ cẩn thận như với cha mẹ ruột. Tấm lòng của nàng còn được người mẹ cảm nhận được và trao cho nàng những lời yêu thương ” sau này trời xét……. chẳng phụ mẹ” .
    Bên cạnh đó, nàng cũng là một người mẹ vô cùng thương yêu con , khi chồng vắng nhà, vì muốn con được sống trong cảnh đoàn viên, có đầy đủ tình cảm của cha và mẹ nên nàng đã chỉ cái bóng trên vách và bảo đấy là cha đản
    kết bài: bằng bút pháp xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả nhân vật qua hành động và ngôn ngữ. Nhà văn Nguyễn dữ đã giành một thái độ trân trọng và ca ngợi phẩm chất, tâm hồn đáng quý của vũ nương nói riêng và những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. mặt khác cũng cảm thông cho số phận bất hạnh của họ .

    vt-1-bai-van-cam-nhan-ve-nv-vu-nuong-vt-in-dung-sa-vao-ke-chuyen-giup-mik-vs-a-mik-hay-bi-nhac-n

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới