Nghị luận là gì? Cho 5 ví dụ về đề văn nghị luận và chỉ ra tính chất của đề

Nghị luận là gì? Nghị luận là loại văn mà người viết dùng các lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh, thuyết phục quan điểm của mình cho người nghe cũng như người đọc. Người viết phải đưa ra những dẫn chứng chính xác, lập luận rõ ràng, sắc bén.

Đặc điểm của văn nghị luận là : thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Nghị luận được chia làm mấy loại? Ví dụ cụ thể cho từng loại văn nghị luận

Đề văn nghị luận có 2 dạng là nghị luận xã hội, nghị luận văn học ( tư tưởng đạo lí, nghị luận văn bản)

Nghị luận xã hội: là kiểu nghị luận nghiên về lĩnh vực xã hội, chính trị, giúp chúng ta làm sáng tỏ cái tốt – sai của mỗi cá nhân trong xã hội. Từ đó sẽ là hành trang để hoàn thành bản thân trong cuộc sống mỗi con người.

Nghị luận văn học: Là một loại của văn bản nghị luận , có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả , tác phẩm , thể loại ,… Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới .

Ví dụ văn nghị luận xã hội

  1. Hãy nêu suy nghĩ của em về bệnh sống ảo của giới trẻ hiện nay
  2. Hãy nêu cách khắc phục ô nhiễm môi trường 
  3. Hãy nêu biện pháp khắc phục bệnh lười học của các bạn trong lớp em

Ví dụ văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí

  • Hãy chứng minh câu tục ngữ học ” Học thầy không tày học bạn “
  •  Hãy nêu nhận xét của em vè câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim “

Ví dụ văn nghị luận văn bản 

Vd : Qua bài bếp lửa em hãy chỉ ra tình cảm mà người bà dành cho người cháu để thấy sáng ngọn lửa lòng yêu đất nước và em hãy liên hệ lòng yêu đất nước của giới trẻ hiện nay 

Qua quá trình học văn và đọc văn em hãy chứng minh vầng trăng luôn là bạn của các thi sĩ 

=>Chúng đều có bố cục ba phần , giọng văn uyển chuyển , thu hút người đọc và thường sẽ có dẫn chứng và tính chất thời sự

Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng, luận cứ là gì

Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển,

Lí lẽ: điều nêu ra làm căn cứ để quyết định đúng sai, phải trái (nói khái quát)

Dẫn chứng: Cái được đưa ra để chứng minh làm cơ sở cho điều nói ra, viết ra

Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

Bố cục trong văn nghị luận

– Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

– Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

– Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Giải thích: Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình

Chứng minh: Đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề

Bình luận: Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng … đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

Thao tác so sánh:

  • Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản hoặc hai đối tượng cùng lúc.
  • Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng
  • Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng
  • Xác định giá trị cụ thể của các tượng

Thao tác bác bỏ:

Việc bác bỏ một quan điểm sai lầm có thể được thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm việc phủ định luận điểm, phản bác lý lẽ, bác bỏ lập luận:

  • Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ: dùng thực tế, dùng phép suy luận
  • Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng
  • Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi logic trong lập luận của đối phương.

Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng”

Viết một bình luận

Câu hỏi mới