Nghị luận về việc từ bỏ một thói quen xấu môn văn lớp 9

Viết đoạn văn nghị luận về việc từ bỏ một thói quen xấu ( 300 – 500 chữ ) nói về sự cần thiết và lợi ích của việc từ bỏ thói quen xấu mang lại không chép mạng.

Bài nghị luân về việc từ bỏ một thói quen xấu số 1

Trong cuộc sống, việc từ bỏ thói quen xấu là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với hành trình sống và trưởng thành của mỗi người. Thật vậy, thói quen xấu có thể là thói quen thuộc về đời sống vật chất và thói quen về đời sống tinh thần. Những thói quen xấu ở mặt đời sống vật chất có thể là: hút thuốc lá, uống bia rượu, thích nhậu nhẹt, la cà, vướng vào tệ nạn xã hội, ham chơi, lười lao động,… Những thói quen xấu về mặt đời sống tinh thần có thể là: hay ghen tị, hay tiêu cực, hay lo âu và nhiều toan tính chẳng hạn,… Thói quen xấu dù là bất cứ thứ gì thì cũng đều có tác động xấu đến đời sống của bất cứ ai. Thói quen xấu đều là chướng ngại gây cản trở cho hành trình bứt phá và thay đổi tích cực của mỗi người. Chính vì thế, việc từ bỏ thói quen xấu chính là việc dọn dẹp sạch những điều tăm tối, những chướng ngại trên hành trình sống hạnh phúc và tốt đẹp của chúng ta. Việc can đảm từ bỏ thói quen xấu, vượt qua những ham muốn bình thường chính là việc bắt buộc để có thể vươn tới những điều phía trước và sống hạnh phúc, ý nghĩa hơn. Thói quen xấu chính là thứ đang ăn mòn và hủy hoại cuộc sống của chúng ta một cách âm thầm và dần dần từng ngày. Tóm lại, việc từ bỏ thói quen xấu chính là điều cần thiết trên hành trình sống và vươn tới những giá trị bình yên, hạnh phúc trong cuộc sống.

Bài nghị luân về việc từ bỏ một thói quen xấu số 2 lớp 9 (300 chữ)

chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều có những thói quen , ai cũng có những thói quen tốt và cả những thói quen xấu . Thói quen cũng hình thành nên tính cách , con người chúng ta vì vậy chúng ta phải cố gắng loại bỏ thói quen xấu của chính bản thân mình. Loại bỏ thói quen xấu là : không lập đi lập lại những hành vi không tốt cho cơ thể , sức khỏe , môi trường ….. một cách nhiều lần. Ngoài ra việc loại bỏ thói quen xấu còn là việc tự nhận thức hành động của bản thân một cách đúng đắn. Thói quen xấu mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp như : hút thuốc lá , đi tiểu không đúng nơi quy định , chửi thề , hoặc có thể là những thói quen hại cho sức khỏe như thức khuya , …. . Để loại bỏ các thói quen xấu chúng ta cần phải làm gì ? Chúng ta phải tự nhận thức đánh giá những hành động của mình không làm những hành vi xấu vì làm nhiều sẽ tạo ra thói quen rất xấu , ngoài ra chúng ta còn phải xem xét lại các hành động để chúng phù hợp với chuẩn mực xã hội , phù hợp với lối sống lành mạnh. thói quen xấu rất có hại đến chúng ta nó gây ra cho chúng ta nhiều căn bệnh , nó làm cho mọi người xa lánh chúng ta và quan trọng nhất nếu duy trì các thói quen xấu có thể ảnh hưởng mạnh đến người thân bạn bè làm cho xã hội ngày càng đi xuống. . Nhận thức được có thói quen xấu là không tốt nhưng vẫn còn nhiều bạn vẫn duy trì các thói quen này các bạn ấy thức rất khuya để chơi game , lên trường thì chửi thề liên tục các bạn ấy thật đáng trách.Ý thức được mặt xấu của việc có thói quen xấu chúng ta cần cố gắng triệt tiêu chúng , đừng cho chúng ảnh hưởng đến bản thân mình bằng cách giữ các thói quen lành mạnh , không chửi thề , chửi tục , phải tự ý thức được hành động của mình. Vì một xã hội văn minh hiện đại , vì một sức khỏe dồi dào chúng ta hãy cùng loại bỏ các thói quen xấu ngay bây giờ các bạn nhé !

Nghị luận xã hội thuyết phục bạn từ bỏ 1 thói quen xấu

Có thể thấy được với sự phát triển của công nghệ, của internet như hiện nay mang đến rất nhiều lợi ích cho toàn cầu nhưng bên cạnh đó cũng để lại một số tác hại không tưởng. Một trong số đó chính là các trò chơi điện tử. Nó đang tạo ra với mục đích giải trí, thư giãn sau khoảng thời gian làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng nó đã bị giới trẻ hiện nay quá lạm dụng, trở thành những con nghiện game và mang đến những tác hại không ngờ đến.

Trò chơi điện tử đang được giới trẻ rất ưa chuộng và là giải pháp để giải trí khá tối ưu của giới trẻ. Đây là dạng trò chơi có thể chơi được bất cứ khi nào hay ở đâu, đó cũng là lí do nó được lựa chọn nhiều đến vậy. Trò chơi điện tử là một phát minh sinh ra không chỉ với mục đích giải trí, nó còn bắt người dùng sử dụng đầu óc để điều khiển khiến cho người chơi phát triển trí não, sự nhanh nhạy, rèn luyện được phản xạ nhanh nhẹn của cả bộ não và chân tay. Ngoài ra, điện tử còn giúp mọi người kết nối với nhau vì có chức năng kết bạn từ người lạ. Từ đó giúp thu ngắn lại khoảng cách giữa người với người, tạo thành một mạng xã hội đoàn kết, yêu thương.

Nếu được sử dụng với đúng mục đích của nó thì sẽ là người sử dụng thông minh và ngược lại nếu bạn quá lạm dụng dẫn đến nghiện điện tử thì nó chính là liều thuốc độc đối với bạn. Khi chúng ta không biết tự điều chỉnh bản thân mà để cho điện tử cuốn mình vào thế giới ảo sẽ khiến bản thân bị ảo giác, mất kiểm soát và ngày càng cuốn sâu vào nó. Có nhiều người vì quá mê điện tử khiến cho quên ăn, quên ngủ mà chơi thâu đêm suốt sáng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dùng hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì họ đã quá mải chơi mà quên đi nhiệm vụ hàng ngày của chính mình. Bên cạnh đó, gần như các trò chơi đều có thể nạp tiền vào để sở hữu những vật phẩm xịn trong game, điều đó dẫn đến việc mất rất nhiều tiền đối với các con nghiện điện tử. Đã có rất nhiều trường hợp vì nạp game mà lấy tiền bố mẹ hay trộm cắp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề suy thoái đạo đức cho xã hội ngày nay.

Vì vậy, khi chơi chúng ta cần phải sắp xếp thời gian sao cho thật hợp lí và chỉ chơi với mục đích giải trí chứ không quá mê muội vào các trò chơi. Không để trò chơi điện tử thao túng tâm lí bản thân, không để nó kiểm soát cảm xúc hay hành động của chính mình. Và khi có dấu hiệu của nghiện điện tử, điều đầu tiên là phải tự điều chỉnh bản thân bằng cách dành ít thời gian cho các trò chơi đó hơn hoặc nếu có thể là nên quên lãng nó một thời gian. Sau đó tìm những cách khác để giải trí để thay thế các trò chơi điện tử.

Việc nghiện điện tử hay không là do chính bản thân mình quyết định vì vậy hãy luôn giữ vững lập trường, giữ vững tư tưởng cho mình. Hãy để trò chơi điện tử được sử dụng đúng với mục đích của nó, đúng với giá trị mà những nhà sáng tạo trò chơi muốn mang đến cho người dùng. Đừng để nó bị biến tính và làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống. Chúng ta hãy chung tay xây dựng một thế giới nói không với nghiện điện tử!

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nhờ vả người khác những việc mình có thể làm

Bạn có thể thường cảm thấy uể oải khi thực hiện một số dự án. Sự trì hoãn khiến một người bỏ lỡ thời hạn hoặc trì hoãn mọi thứ không theo tỷ lệ. Thiếu thái độ, thói quen trì hoãn, hành vi không cam kết và bào chữa là một số yếu tố góp phần gây ra sự trì hoãn .

Sự trì hoãn hiện diện trong cuộc sống của mọi người, vì vậy đừng cảm thấy như bạn là người duy nhất chiến đấu trong trận chiến này. Sự thật là tất cả chúng ta đều có những thứ nhiệm vụ, công việc nhà, dự án, quyết định hoặc hành động mà chúng ta trì hoãn hoặc trì hoãn. Tất cả chúng ta đều thích sự thoải mái khi làm những gì vui vẻ và dễ dàng. Ai thực sự muốn làm những việc khó khăn, thử thách, không thoải mái, tẻ nhạt, vất vả hoặc nhàm chán? Đây là tìnhthế tiến thoái lưỡng nan của chúng ta: chúng ta trì hoãn bởi vì chúng ta tận hưởng niềm vui ngắn ngủi khi không làm những gì chúng ta không muốn làm. Chúng ta phải ở trong vùng thoải mái của mình và tránh những nỗi đau mà chúng ta không thích.

Lý do khiến một người trì hoãn có thể rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào từng người và từng tình huống. Tuy nhiên, có một số lý do phổ biến khiến mọi người trì hoãn nhiệm vụ và hành động của họ. Một trong những điều quan trọng nhất là nỗi sợ thất bại. Khi một người trì hoãn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hoặc không quan tâm đến việc hoàn thành nó, nguyên nhân có thể là do nỗi sợ thất bại đã thâm căn cố đế. Một lý do khác là sự thiếu tập trung và quyết tâm. Cảm giác mất phương hướng và không tập trung thường có thể khiến mọi người mất ý chí thực hiện công việc của họ. Điều này dẫn đến sự trì hoãn.

Để tạo cảm giác nhiệt tình đối với công việc và cung cấp khả năng tự định hướng bạn nên tìm ra một danh sách các nhiệm vụ. Bắt đầu từ những nhiệm vụ nhỏ lúc đầu, sau đó hãy hoàn thành nhiệm vụ lớn hơn hoặc tốn nhiều thời gian hơn. Đó là một kỹ thuật đã được chứng minh và hoạt động mọi lúc. Nó dựa trên lý thuyết Thành công xây dựng thành công, trong đó những thành công nhỏ hơn tạo ra dòng chảy tích cực bên trong chúng ta và thúc đẩy sự tự tin để đối mặt với những thách thức của các nhiệm vụ lớn hơn. Nếu bạn đã hoàn thành một số nhiệm vụ, hãy cố gắng dành thời gian học hoặc học thứ gì đó mà bạn thích hơn. Thưởng thức các sở thích hiệu quả như nấu ăn, phác thảo, vẽ tranh hoặc làm vườn. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng trong tâm trí của bạn.

Như vậy thói quen trì hoãn là không tốt nhưng là đừng tập trung quá mức hoặc đôi khi đổ lỗi cho bản thân vì đã trì hoãn. Tất cả chúng ta đều là nạn nhân của sự trì hoãn hết lần này đến lần khác. Miễn là nó không làm hỏng toàn bộ lịch trình của bạn, hãy cho bản thân nghỉ ngơi và quay lại làm việc!

Dàn ý chi tiết nghị luận về việc từ bỏ một thói quen xấu

I. Mở Bài:

  • Giới thiệu về quan trọng của việc từ bỏ thoái quen xấu trong cuộc sống hàng ngày.
  • Mô tả tình trạng hiện tại của thoái quen và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống cá nhân và xã hội.

II. Thân Bài:

  1. Xác Định Thoái Quen Xấu:
    • Đặc điểm và chi tiết về thoái quen xấu cụ thể cần được từ bỏ.
    • Phân tích nguyên nhân dẫn đến hình thành thoái quen này.
  2. Hậu Quả Của Thoái Quen Xấu:
    • Đánh giá những hậu quả tiêu cực mà thoái quen xấu mang lại cho sức khỏe, tinh thần, và mối quan hệ cá nhân.
    • Mô tả cách mà thoái quen này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và mục tiêu cá nhân.
  3. Lợi Ích Của Việc Từ Bỏ Thoái Quen Xấu:
    • Trình bày các lợi ích tích cực khi hành động từ bỏ thoái quen xấu.
    • Phác thảo cách mà việc này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra cơ hội mới.
  4. Chiến Lược Từ Bỏ Thoái Quen:
    • Mô tả các bước cụ thể và chiến lược để hỗ trợ quá trình từ bỏ thoái quen xấu.
    • Đề xuất việc thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động.
  5. Hỗ Trợ Từ Gia Đình và Xã Hội:
    • Đánh giá vai trò quan trọng của gia đình, bạn bè, và xã hội trong quá trình từ bỏ thoái quen xấu.
    • Nêu rõ cách mà sự hỗ trợ này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững quyết tâm của người từ bỏ thoái quen.

III. Kết Bài:

  • Tóm tắt những ý chính về quá trình từ bỏ thoái quen xấu và những lợi ích mà nó mang lại.
  • Khuyến khích độc giả nhìn nhận thoái quen xấu như một thách thức có thể vượt qua.
  • Kết luận bằng sự động viên và khích lệ hành động tích cực trong việc thay đổi và tạo ra một cuộc sống tích cực và lành mạnh.

Xem thêm

Viết một bình luận

Câu hỏi mới