Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng môn văn lớp 8-9

Viết một đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng của người học sinh trong học tập và rèn luyện 350 đến 500 chữ môn văn lớp 8 lớp 9 không copy mạng

Bài văn mẫu số 1: Nghị luận về lòng tự trọng 350 chữ

Lòng tự trọng là một phẩm chất đạo đức đáng quý cần có ở mỗi người. Tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình. Người có lòng tự trọng luôn biết được giá trị của bản thân, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm của mình, không để người khác khinh khi, coi thường nhân phẩm. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao trước khi tìm đến với cái chết đã gửi lại ông giáo 30 đồng bạc nhờ ông giáo lo ma chay cho mình là một biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng. Sống tự trọng sẽ làm nâng cao giá trị của bản thân mình, giúp con người hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội nên làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tự trọng cũng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người có lòng tự trọng thì vẫn còn rất nhiều kẻ vì lợi ích cá nhân của mình mà đi bán rẻ lương tâm, phẩm chất, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Họ rất đáng bị lên án. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường rèn đức luyện tài thì cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tự trọng và hãy bồi đắp lòng tự trọng của mình bằng cách sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không cần ai bảo ban, nhắc nhở,… để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Bài văn mẫu số 2: Nghị luận về lòng tự trọng của người học sinh trong học tập và rèn luyện

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng,chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm,tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay

Bài văn mẫu số 3: Nghị luận về lòng tự trọng không chép mạng 300 chữ

Tự trọng là gì? Tự trọng được xem là ý thức coi trọng giá trị, đức hạnh, phẩm chất, danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân. Nói rộng hơn là biết quý trọng chính bản thân không làm những việc làm sai lệch, việc xấu, việc ác làm ảnh hưởng đến giá trị hình ảnh của chính mình, cùng như làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận nhân cách không tốt của mọi người giành cho mình. Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Lòng tự trọng là một phẩm chất cần thiết. Đây sẽ là hành trang quan trọng và thực sự cần thiết để đạt được thành công. Thế hệ trẻ hiện nay lại càng phải xây dựng lòng tự trọng trong bối cảnh hội nhập, để có thể hòa nhập nhưng không hòa tan. Hãy bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Bài văn mẫu số 4: Nghị luận về lòng tự trong

Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem sét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thể, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng tự trọng

  1. Mở bài

MB1: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có.

MB2: Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”

  1. Thân bài

Giải thích về lòng tự trọng

– Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

– Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân.

=>Phân biệt được giá trị của bản thân: thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc

  1. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng
  2. Tự trọng là sống trung thực

– Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng

– Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng

*DẪN CHỨNG CỤ THỂ TÍCH CỰC

-Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai.

– Trong văn học có nhân vật Lão Hạc một người có lòng tự trọng cao cả, vì không muốn phiền hà tới hàng xóm ông đã tự dành dụm một số tiền để tự lo ma chay cho bản thân mình, dù quá nghèo đói ăn củ sung, rau má nhưng ông vẫn không hề đụng vào số tiền lo ma chay cũng như mảnh vườn mà ông để lại cho con trai của mình.

  1. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.

– Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình

– Lòng tự trọng có nhiều mức độ: tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc….

Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không nhìn bài bạn.

Vai trò lòng tự trọng

– Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội

– Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng

– So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao, .

  1. Phản đề

Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.

  1. Bài học nhận thức về lòng tự trọng

 Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Viết một bình luận

Câu hỏi mới