“Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Tiếng lòng của nàng lúc này dường như không thể kìm nén được nữa mà thốt lên đầy ai oán và bi thương. Nàng cúi lạy Kim Trong trong vô thức. Nàng tỉ tê với chàng bao đớn đau tủi nhục trong vô vọng. Nàng than thân trách phận sao bạc như vôi. Liên tục là những hình ảnh thể hiện sự chia lìa như “trâm gãy, bình tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy hoa trôi”… càng nhấn mạnh thêm sự thực phũ phàng và không thể kéo vãn của mối tình Kim Kiều. Để rồi hai câu cuối, Thúy Kiều như khóc than cho mình và cho cả chàng Kim. Nàng xin lỗi chàng vì đã phụ tấm lòng thủy chung của chàng mà không biết phải làm sao. Những câu khóc than khiến người nghe phải xót ca khôn cùng ấy, càng thấy cho thấy tâm trạng của Thúy Kiều lúc này đang tuyệt vọng đến nhường nào. Đồng thời, cũng cho thấy người con gái ấy có một tình yêu sâu đậm đến ra sao.

Kết bài

Phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên thuộc tác phẩm Truyện Kiều, độc giả có thể thầy tài năng sử dụng ngôn từ tinh tế của tác giả. Dường như mỗi từ, mỗi ngữ, mỗi hình ảnh điển tích điển cố mà Nguyễn Du đưa vào đoạn trích đều đặc sắc và không gì có thể thay thế. Các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt khiến câu thơ không chỉ mang nhiều sắc thái cảm xúc mà còn để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng người đọc. Với giọng điệu da diết, khơi gợi nhiều xúc cảm, 18 câu thơ đã khiến độc giả như thấy rõ hơn bức tranh cảnh tượng chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đang trao duyên đầy đẫm lệ như thế nào.