Bệnh zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là Varicella gây nên. Bị zona thần kinh không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.
1. Bệnh zona thần kinh là gì?
Bệnh zona thần kinh còn gọi là bệnh zona, tên tiếng Anh là shingles, trong dân gian còn được gọi với tên gọi là “giời leo”. Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) – virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi người bệnh bị bệnh thuỷ đậu đã khỏi thì vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể… loại virus này sẽ tái hoạt. Chúng nhân lên và phát triển lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc, da từ đó gây nên bệnh zona. Đó chính là lý do mà zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.
Bạn đang đọc: Bệnh zona thần kinh có lây không?
2. Dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh zona thần kinh.
Khi bị nhiễm virus Zona, người bệnh sốt từ 38-39 độ C, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người stress, nước tiểu vàng, …
- Da người bệnh nổi ban đỏ đau rát, dần dần hình thành các đám mụn nước nhỏ, bọng nước tập trung thành từng chùm, dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên.
- Lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau màu chuyển đục, hóa mủ, sau vài ngày các mụn nước này vỡ đi, hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da giống như bị hắc lào.
- Người bệnh xuất hiện cảm giác ngứa, đau rát bỏng, âm ỉ, đau như kim châm, giật giật từng cơn ở vùng da nhiễm bệnh.
- Người bệnh phàn nàn bị nghe kém bên tai cùng với tai bị bệnh. Trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng ve kêu, dế kêu
- Ngoài những triệu chứng trên người bệnh còn cảm thấy nhức đầu,chóng mặt, khó chịu, đi loạng choạng, sợ ánh sáng, rối loạn bài tiết mồ hôi.
3. Bệnh zona thần kinh có lây không?
Người bệnh zona không thể lây bệnh trực tiếp cho người khác. Khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh zona, người tiếp xúc có khả năng bị nhiễm virus varicella-zoster (nguyên nhân gây bệnh). Khi bị nhiễm virus mà trước đây chưa bị thủy đậu hoặc chưa chích vắc-xin thủy đậu thì người nhiễm có nguy cơ phát bệnh thủy đậu. Sau khi lành bệnh thủy đậu thì có thể bị zona.
Bệnh zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể dễ lây lan trong gia đình và khu vực vào mùa hè, mùa mưa, khi thời tiết giao mùa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần và có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.
Những người mặc dù đã tiêm phòng ngừa zona hay thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh khi hệ miễn dịch không bền vững do khi ở chung với người bệnh zona, có những tiếp xúc thông thường như dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người bệnh. Khi những mụn nước do bệnh zona đã khô, tróc vảy, bệnh không còn khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh zona còn có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu, những người đã mắc bệnh thuỷ đậu sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.
Xem thêm: Chính sách ngự binh ư nông là gì?
4. Cách chẩn đoán bệnh zona thần kinh
- Thăm khám kiểm tra lâm sàng thấy ở trước hay sau tai bệnh nhân có nổi những hạch nhỏ. Da ống tai ngoài dày, đỏ, có nhiều mụn nước ở các giai đoạn khác nhau, cái thì đã vỡ, cái đã tạo sẹo, có cái đang chứa dịch màu vàng.
- Nếu bệnh nhân chà xát nhiều vào vùng này, mụn nước sẽ bị nhiễm trùng làm bội nhiễm, có thể gây viêm tấy lan toả ống tai ngoài, viêm sụn vành tai…
- Màng nhĩ sưng huyết đỏ. Đo thính lực đồ kém tiếp nhận.
- Xét nghiệm máu không có nhiều giá trị, chỉ thấy bạch cầu giảm mức độ ít. Nghiệm pháp miễn dịch huỳnh quang tìm virus cũng chỉ mang tính chất gợi ý. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào diễn biến và triệu chứng lâm sàng là dấu hiệu đau và mụn nước nằm ở vùng của các dây thần kinh, một bên.
5. Điều trị bệnh zona thần kinh
- Khi người bệnh nhiễm virus zona thường được chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng virus (acyclovir) hay dùng là zovirax liều thay đổi theo từng độ tuổi.
- Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh, kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề… Nếu có kèm theo liệt mặt, cần sử dụng thuốc chuyên biệt và sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm.
- Với zona thần kinh, trong những trường hợp đau nhiều, kéo dài và gây mất ngủ cần được dùng thuốc an thần, giảm đau mạnh. Các loại thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua để dùng.
- Thuốc tăng cường miễn dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp
- Điều trị tại chỗ: bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virus như mỡ zovirax vùng có mụn nước để giảm đau, chống viêm, chống tạo sẹo, chống tình trạng bội nhiễm của các mụn nước.
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh
Khi bị zona thần kinh, để tránh lây lan bệnh ra diện rộng và lây sang cho người khác, người bệnh cần lưu ý:
- Tuyệt đối không gãi, chà xát và để xà phòng, nước bẩn tiếp xúc với vùng da bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ làm các mụn nước vỡ ra và gây nên nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
- Giữ cho vùng da bị zona luôn sạch sẽ, rửa vết thương bằng nước muối loãng để sát khuẩn hoặc bằng thuốc rửa chuyên biệt mà bác sĩ chỉ định.
- Rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đúng cách nhất là trước và sau khi chăm sóc vùng da bị tổn thương, mặc quần áo thoải mái, không bó sát vào vùng da tổn thương.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ mang thai, trẻ em, trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân, những người suy giảm miễn dịch, những người chưa từng mắc thủy đậu, zona trong hay chưa chích ngừa thủy đậu cho đến khi lành bệnh.
- Chỉ dùng thuốc đã có sự đồng ý của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
Zona tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng biến chứng của chúng gây không ít phiền muộn cho người bệnh, đặc biệt là gây nên zona thần kinh hoặc loét giác mạc mắt gây mù lòa. Khi bị zona thần kinh không nên quá lo lắng, cần có quyết tâm và kiên trì điều trị để bệnh chóng khỏi. Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu để trẻ không mắc bệnh và về sau tránh được mắc bệnh zona.
Nếu có triệu chứng không bình thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Source: https://tbdn.com.vn
Category: 1000 Câu Hỏi Vì Sao