Bài 3. Phân biệt điểm giống và khác nhau: a. Ẩn dụ và so sánh b. Ẩn dụ và hoán dụ

Bài 3. Phân biệt điểm giống và khác nhau:
a. Ẩn dụ và so sánh
b. Ẩn dụ và hoán dụ

2 bình luận về “Bài 3. Phân biệt điểm giống và khác nhau: a. Ẩn dụ và so sánh b. Ẩn dụ và hoán dụ”

  1. a, Ẩn dụ và so sánh 
    -Điểm giống :đều liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 
    -Khác nhau :
    +, So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh
    +,Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.
    b, Ẩn dụ và hoán dụ :
    -Điểm giống :cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
    -Khác nhau :
     +,Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.).
    +, Các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).
    okee nhé bạn ^^

    Trả lời
  2. ~ Ẩn dụ và so sánh:
    -Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 
    -khác nhau: +) So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các sự vật dùng để so sanh và sự vật được so sánh ( vd như dấu gạch ngang,…..) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
                         +) Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi thêm 1 cái tên khác là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương nhau.
    ~ Ẩn dụ và hoán dụ:
    – Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
    – Khác nhau: +) Các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).
                          +) Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.)
                           +) Nói 1 cách ngắn gọn. Ẩn dụ là giống nhau, hoàn dụ là gần nhau

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới