Cho tam giác ABC vuông tại A ( AC < AB ), đường cao AK. Gọi M là trung điểm AK, qua C kẻ đường thẳng (d) vuông góc

Cho tam giác ABC vuông tại A ( AC < AB ), đường cao AK. Gọi M là trung điểm AK, qua C kẻ đường thẳng (d) vuông góc BC cắt BM tại N.

a) Chứng minh góc ABC = góc ACN

b) Gọi E là giao điểm của (d) và AB. Chứng minh N là trung điểm của CE và AN là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.

1 bình luận về “Cho tam giác ABC vuông tại A ( AC < AB ), đường cao AK. Gọi M là trung điểm AK, qua C kẻ đường thẳng (d) vuông góc”

  1. ** Bạn tham khảo :
    *a, Theo bài ra ta có : CN ⊥ BC 
    ⇒ hat{BCN} = 90^o
    ⇒ hat{ACN} + hat{BCA} = 90^o *
    Có ΔABC vuông tại A
    ⇒ hat{ABC} + hat{BCA} = 90^o **
    Từ * và ** ⇒ hat{ABC} = hat{ACN} [Cùng phụ với hat{BCA}]
    *b, +, Xét ΔABC có AK là đường cao ⇒ AK ⊥ BC 
    Mà CN ⊥ BC 
    ⇒ AK //CN
    Xét ΔEBN có AM // EN
    ⇒ (EN)/(AM) = (BN)/(BM) [Hệ quả Ta-lét] [1]
    Xét ΔNBC có MK // NC
    ⇒ (NC)/(MK) = (BN)/(BM) [Hệ quả Ta-lét] [2]
    Từ [1] và [2] ⇒ (EN)/(AM) = (NC)/(MK)
    Mà AM = MK [giả thiết]
    ⇒ EN = NC
    ⇒ N là trung điểm của CE
    +, Gọi F là trung điểm của BC
    Có BC là đường kính của đường tròn tâm F
    mà ΔABC vuông tại A
    ⇒ A thuộc đường tròn tâm F đường kính BC [[3]
    Xét ΔACE vuông ở A có N là trung điểm của CE
    ⇒ AN = NC [Tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền]
    Xét ΔAFN và ΔCFN ta có :
    AF = FC [= bán kính]
    AN = CN [cmt]
    FN chung
    ⇒ ΔAFN = ΔCFN [c – c – c]
    ⇒ hat{FAN} = hat{FCN} = 90^o
    ⇒ AF ⊥ AN [4]
    Từ [3] và [4] ⇒ AN là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.
     

    cho-tam-giac-abc-vuong-tai-a-ac-lt-ab-duong-cao-ak-goi-m-la-trung-diem-ak-qua-c-ke-duong-thang-d

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới