Một người ăn xin đã già, đôi mắt ông đó hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt. Áo quần tả tơi, ông chìa tay ra xin tô

Một người ăn xin đã già, đôi mắt ông đó hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt. Áo quần tả tơi, ông chìa tay ra xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:” Xin ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả”. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:” Cháu ơi! Cảm ơn cháu, như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy tôi chợt hiểu ra:” Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. Câu 1: Câu chuyện kể ở ngôi thứ mấy? Câu 2: Từ láy run run diễn tả điều gì?

2 bình luận về “Một người ăn xin đã già, đôi mắt ông đó hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt. Áo quần tả tơi, ông chìa tay ra xin tô”

  1. Câu 1:
    –  Câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất
    Vì người kể chuyện xưng “tôi”
    Câu 2:
    – Từ láy run run diễn tả: 
    Sự dằn vặt của cậu bé, cảm thấy mình đã chẳng giúp gì được cho ông lão ăn xin. Cậu chỉ có thể chìa đôi bàn tay trắng ra mà nắm lấy tay ông lão. Sự run rẩy đó chính là sự tự trách bản thân đã chẳng có lấy một món đồ nhỏ bé nào để dành cho người ăn xin khẳng định được đức tính tốt ở cậu bé cũng như việc sử dụng từ láy để diễn tả tâm trạng nhân vật.
    #water

    Trả lời
  2. Câu 1:
    Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất (Người kể chuyện xưng “tôi”).
    Câu 2:
    Từ láy “run run” diễn tả trạng thái lo lắng, xấu hổ của cậu bé khi không có gì để cho ông lão (Vì trước cảnh “ông lão chìa tay ra xin”, cậu “lục hết túi nọ đến túi kia” nhưng “không có một xu dính túi, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.”)
    Từ láy đó đã thể hiện thái độ tôn trọng cùng tấm lòng nhân hậu, vị tha của cậu bé. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới