Một người gùi nước ở Ấn Độ có 2 cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong 2 cá

Một người gùi nước ở Ấn Độ có 2 cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong 2 cái bình còn rất tốt và không bị rò rỉ chỗ nào cả. Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa.
Suốt 2 năm trời anh ta vẫn sử dụng 2 cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại.
Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: “Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt 2 năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi”.
Người gùi nước nói với cái bình nứt: “Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường”.
Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước.
Người gùi nước liền nói: “Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi. 2 năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa để làm đẹp cho ngôi nhà của mình”.
Câu 1: Truyện Chiếc bình nứt kể theo ngôi nào?
Câu 2: Kể bằng lời của ai?
Câu 3: Trong các từ ‘đã, cho, và, nhưng’ từ nào là phó từ?
Câu 4: Thông điệp mà đoạn văn muốn gửi đến người đọc là gì?
Câu 5: Trong câu chuyện trên, chi tiết ‘vết nứt trên chiếc bình’ có ý nghĩa j?
Câu 6: Tại sao người nông dân ko vứt chiếc bình nứt ik?
Câu 7: Qua câu chuyện, e rút ra dc bài học gì?

1 bình luận về “Một người gùi nước ở Ấn Độ có 2 cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong 2 cá”

  1. 1, Truyện Chiếc bình nứt kể theo ngôi thứ ba
    2, Kể bằng lời của tác giả
    3, Phó từ: đã
    4, Thông điệp của văn bản là biết nhìn ra và trân trọng giá trị của chính mình mặc dù bản thân mình có những điều không hoàn hảo. Vì ta vẫn có thể đóng góp cho cuộc sống xung quanh bằng cách riêng của bản thân mình. 
    5, Chi tiết vết nứt trên chiếc bình có ý nghĩa là những sự không hoàn hảo, những khuyết điểm của mỗi người
    6, Người nông dân không vứt chiếc bình nứt vì ông vẫn nhìn ra được giá trị riêng mà chiếc bình nứt đem đến là tưới nước cho hoa ven đường
    7, Bài học rút ra là hãy biết trân trọng và nhìn ra những giá trị đóng góp riêng của bản thân dù bản thân có nhiều điểm chưa được hoàn hảo.  

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới