viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

1 bình luận về “viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử”

  1. Chúng ta luôn tự hào vì là những người con của một đất nước anh hùng. Thế hệ ông cha ta đã kiên dũng dựng nước và giữ nước để giờ đây thế hệ con cháu chúng ta có thể tự hào, hoan ca vì là thế hệ con cháu của một đất nước anh hùng. Một trong số những yếu tố để công cuộc dựng nước và giữ nước thành công đó chính là sự đoàn kết. Vì phải đoàn kết thì triều đại ấy mới tồn tại lâu, đất nước mới phát triển, phồn vinh và hưng thịnh lâu dài được. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện thú vị về cách mà một vị tướng đã 3 lần chủ huy quân đội đánh thắng quân Nguyên-Mông-Trần Quốc Tuấn.
    Dưới thời nhà Trần, vào đời vua Trần Thái Tông, thì giữa nhà vua và người anh Trần Liễu đã có hiểm khích cho đến lúc sắp gần đất xa trời Trần Liễu vẫn nói với rằng Trần Quốc Tuấn rằng:” Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!” Trần Quốc Tuấn khi đó tuy gật đầu nhưng chính bản thân ông biết rằng nếu không tìm cách để xóa bỏ hiểm khích này thì nội bộ không sớm thì muốn cũng sẽ bị lục đục, mà khi đã không thể chung một lòng thì việc bị giặc lợi dụng, nhân cơ hội đó xâm lược nước ta, việc xảy ra nội chiến thì không sớm thì muộn cũng xảy ra. Và khi chiến tranh xảy ra, thì người khổ nhất vẫn là người dân. Nhận thấy được sự việc, ông đã nghĩ rằng mình nên tìm cơ hội để xóa bỏ nó.
    Cuối năm 1284, quân Mông-Nguyên với tài phi ngựa và sử dụng cung đã tung hoành xâm chiếm hầu hết các nước ở châu Âu và châu Á chuẩn bị đại binh để sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Trần Quốc Tuấn đã được vua  Trần Thánh Tông-con Trần Thái Tông tín nhiệm phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế chỉ huy quân đội cả nước, đồng thời cũng phong cho Trần Quang Khải-con thứ của vua Trần Thái Tông làmThượng Tướng Thái Sư, địa vị trong quân đội chỉ kém Trần Quốc Tuấn.
    Một hôm hôm Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp đến, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt cả ngày mới trở về. Quang Khải lại vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải: “Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm”. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói:”Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư.”Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho.” Thái sư Quang Khải đáp. Từ đó, mối hiểm khích giữa hai người bên được xóa bỏ hoàn toàn.
    Khi đó thế giặc mạnh, hung hãn và tàn bạo. Sau khi thất bại lần thứ hai, chúng quyết tâm chiếm nước ta trog lần thứ ba này. Ta vẫn băn khoăng không biết nên đánh hay hòa trước thế giặc mạnh như này. Vì vậy Trần Quốc Tuấn đã xin Thái thượng hoàng Trần Thánh tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để cùng bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng vang vọng tiếng hô:”Đánh”. Khắp Kinh thành. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo đã viết “Hịch tướng sĩ”, trong đó có câu :”Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyên xin làm ….” Câu đó đã khích lệ moijt người, làm cho ý chí chiến đấu của toàn nhân dân càng thêm mãnh liệt. Các binh sĩ như được tiếp thêm ý chí và động lực chăm chỉ luyện tập và thích vào cánh tay chữ “Sát thát”. Năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên-Mông bị đánh tơi tả, tan nát, không còn đường lui. Toa Đô đã bị quân ta chém đầu. Còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc  mới thoát chết chạy về nước.
    Từ câu chuyện, ta có thể thấy rằng Trần Hưng Đạo là 1 vị tướng tài giỏi với ba lần chỉ huy quân đội đánh thắng quân Mông-Nguyên tạo nên ciến thắng vang dội, đánh dấu một mốc lịch sử mới. Ông đã hết mình phụng sự vì đất nước, những hành động của ông đã chứng tỏ được lòng thành của ông với nhà vua, đất nước. Ngoài ra ông còn vô cùng khéo léo, nắm bắt được tâm lý trong việc cởi bỏ mối thù từ đời trước, không vì những chuyện như vậy mà làm ảnh hưởng đến chuyện lớn, ảnh hưởng đến đất nước.
    Câu chuyện trên cũng cho ta thấy rằng sức mạnh của sự đoàn kết, cho dù quân Mông-Nguyên có tài giỏi cỡ nào, có hung hãn đến đâu, có tung hoàng khắp Á Âu thì cũng không thể có cơ hội chiến thắng được trước sự đồng lòng, chung sức của nhân dân ta. .Đoàn kết chính là truyền thống tốt đẹp đã được truyền qua nhiều thế hệ từ thời cha ông, nên đến thời con cháu chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy để đất nước ngày càng phát triển, thịnh vượng.
    #Sheen22

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới