Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ Mo Cau Trở vàng rồi cái mo cau

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ Mo Cau
Trở vàng rồi cái mo cau
Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cắt bao ngọn gió lành vào đây
Thương cây trái mảnh vườn này
Phả vào tỏa ngát từ tay của bà
” Trần Ngọc Hương”
40 điểm ạ

2 bình luận về “Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ Mo Cau Trở vàng rồi cái mo cau”

  1. Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu hình ảnh hai bạn nhỏ kéo nhau trên “lối mòn” bằng tầu cau khô rụng xuống, mà đường làng nhỏ “sỏi đá gập ghềnh” khi kéo nhau ắt hẳn “bụi bay mịt mờ” rồi! nhưng tất cả sẽ theo tiếng cười đùa vui vẻ trong những buổi chiều tà ấy tới tận bây giờ, khi mà bài thơ này ra đời, tác giả có lẽ vẫn còn ngẩn ngơ khi nhớ lại. Chứ không hẳn là khi ấy “chiều tà ngẩn ngơ” đâu? Phải không chị. Chị đã rất khéo khi mượn hình ảnh “chiều tà” để gửi cái sự “ngẩn ngơ” của mình hôm nay cũng vào tuổi bóng xế của cuộc đời!Mo cau rụng ở sau nhà
    Anh làm phu kéo chiều tà ngẩn ngơ
    Lối mòn cát bụi mịt mờ
    Gập ghềnh sỏi đá bâng quơ tiếng cười

    Chuỗi hồi ức về kỷ niệm xưa được tiếp nối với

    Gió nghiêng gọi bước rong chơi
    Về đâu phu kéo -Em ơi em à !
    Em về…- Lên tận đồi xa
    Ngắm chiều buông nắng, ngắm hoa tím mầu

    Ở khổ thơ này có sự nối kết giữa quá khứ và hiện tại chung một câu hỏi của chủ thể anh: “ Về đâu phu kéo- Em ơi! Em à”. Không có câu trả lời của em khi ấy, có lẽ bởi còn đang mê mải với “Gió chiều gọi bước rong chơi”. Nên em không nghe thấy anh hỏi, hoặc giả do gió ngược chiều em không nghe và cứ để anh tự do làm những gì anh muốn. Chắc là vậy vì em vô tình, vì gió vô tình? hay tại anh? hoặc giả là tại em?. Tác giả để ngỏ câu trả lời về đâu? Nhưng bài thơ thì vẫn tiếp nối với:

    “Em về…” nghe như trả lời câu hỏi em về đâu để anh kéo em về trên tầu mo cau ấy. Nhưng không phải? ở đây là em về hôm nay của thì hiện tại…dấu ba chấm để ở đây quả là đắt giá, khi chị trả lời, mà như không trả lời ai cả .Khiến người đọc phải dừng lại để nghỉ, sau một thời gian rất dài vậy. sau khi chị cho người đọc nghỉ ngơi rồi bây giờ thì hiện tại đã bật dậy trong câu :

    “Ngắm chiều buông nắng ngắm hoa tím mầu” mà ngắm sau khi “Em về….lên tận đồi xa”. Em lên tận đồi xa có lẽ là em muốn đi tìm lại con đường”Ghập ghềnh sỏi đá bâng quơ” ngày xưa ấy.Nhưng mà thật buồn cho chị bởi chỉ có nỗi buồn và muôn vàn câu hỏi trong chị ngày về thôi! Bài thơ cùng chuỗi hồi ức vẫn tiếp diễn:

    Mo cau ngày ấy nay đâu ?
    Để người phu kéo chở sầu vào tim
    Em xưa giờ biết sao tìm ?
    Đành gom kỷ niệm bên thềm mà thương

    Có lẽ Em đã lên tận đồi xa để tìm dư hương ngày cũ và tìm lại kỷ niệm ngày ấu thơ. Tìm được gì chị không nói! Chỉ có mạch thơ trầm lại cùng nỗi buồn vì ước gì tìm lại được thuở hai đứa chở nhau đi bằng cái tầu cau ấy,dẫu “gập ghềnh sỏi đá” và “bụi mịt mờ” nhưng sao thơ mộng và đáng yêu thế! Bây giờ nhìn mo cau rụng chỉ còn thấy nỗi ám ảnh mo cau này sẽ có “người phu kéo trở nỗi sầu vào tim”. Đấy là nhớ là nao lòng muốn tìm lại người phu kéo mà nghĩ vậy thôi . Nếu gặp lại, chàng cũng chẳng nỡ kéo nỗi sầu vào tim đâu?

    Có lẽ chị đã ngồi rất lâu bên thềm nhà nhìn tầu mo cau hôm nay, để mà nhớ mà thương một tình bạn thuở ấu thơ trong sáng có vương vấn chút rung động đầu đời. Mà có lẽ cả hai chưa ai kịp nói với ai điều gì! Thì đã xa nhau cho đến ngày hôm nay. Đây là hai câu kết của chị:

    Nhìn mo cau rụng vấn vương
    Phải chi ngày đó con đường đừng xa…

    Phải chi? Một sự tiếc nuối bây giờ để tô đẹp thêm kỷ niệm xưa phải không chị? Con đường gập ghềnh sỏi đá vẫn vậy nó hiện diện như bao năm qua với chiều dài ấy. Chỉ có con đường đời, đường duyên nợ nó dài hay ngắn mà thôi. Ngay cả cái sự cảm nhận ngắn hai dài này lại còn tùy thuộc vào mỗi con người mỗi hoàn cảnh nữa!
    Viết tới đây tôi bỗng có một ước ao rất thật thế này: Khi mà “Em về…” ‘Em ngắm chiều buông nắng ngắm hoa tím màu”! thì từ dưới chân “Đồi xa” kia vang lên tiếng hát của một “lãng tử ” vừa trở về thăm quê cũ: Em ơi! Em ơi ! chuyện xưa cũ đâu có ngờ chia ly
    Khi em vu quy, làm sao em chợt nghĩ, chuyện mo cau đáng gì !
    Hỏi ai còn nhớ tên phu kéo mo cau
    Chở rong cô khách nghèo
    Nay đã hết rồi tuổi thơ tìm đâu…”(Người Phu Kéo Mo Cau-Vinh Sử)
    Lời người con trai trong ca khúc đang trách cứ người tình của mình sang ngang..! Và tới đây tôi tin có lẽ không chỉ mình tôi đồng cảm với nỗi lòng tác giả khi viết Mo Cau!

    Trả lời
  2. Bài thơ Mo cau của tác giả Trần Ngọc Hương là một bài thơ rất hay và gợi cho em nhiều kỉ niệm. Nếu bạn nào từng sống ở những vùng quê hoặc được về quê thăm ông bà chắc hẳn đã có lần nhìn thấy chiếc quạt được làm bằng mo cau. Chính vì vậy hình ảnh “Trở vàng rồi cái mo cau/ Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em” chính là muốn nói đến những chiếc mo cau vàng rồi dần rụng xuống. Để rồi bà làm thành chiếc quạt xinh. Mọi thứ như được gói gọn vào đó. Chiếc quạt mang đến “gió lành”, mùi hương của cây trái, mảnh vườn. Tất cả thật quen thuộc thân thương đến lạ. Qua đó ta có thể thấy được sự cảm nhận tinh tế, miêu tả tài tình của nhà thơ. Ta càng yêu thêm những gì mộc mạc, giản dị của cảnh quê.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới