Đề1: Kể lại một trải nghiệm khiến em khôn lớn trưởng thành Đề2: Kể lại một trải nghiệm buồn của em Làm cả 2 đề

Đề1: Kể lại một trải nghiệm khiến em khôn lớn trưởng thành

Đề2: Kể lại một trải nghiệm buồn của em

Làm cả 2 đề nha

1 bình luận về “Đề1: Kể lại một trải nghiệm khiến em khôn lớn trưởng thành Đề2: Kể lại một trải nghiệm buồn của em Làm cả 2 đề”

  1. Đề 1:
    Thế là hôm nay chúng tôi đã bắt đầu kỳ nghỉ hè sau một năm học đầy biến cố. Tôi đã nằm ì trên giường và ngẫm nghĩ lại những gì mình đã nhận được trong năm học vừa qua. 
                     Tôi có một chiếc hộp màu đỏ chứa đựng tất cả những câu hỏi vu vơ mà các bạn tôi đã từng hỏi tôi. Những lần đó, tôi chưa trả lời. Bây giờ, nghỉ hè rồi thì tôi sẽ giải đáp cho các bạn nghe. 
                      Tôi từ từ mở chiếc hộp ra, những mảnh giấy đủ sắc màu đã được gấp nhỏ lại. Đó là những câu hỏi mà tôi đã ghi lại. Tôi cầm một mảnh giấy màu vàng lên. 
                      Tôi thầm đọc câu hỏi. Câu hỏi này đã khá nhiều người hỏi tôi rồi. Nếu bây giờ mà kiếm ra tất cả người đã đặt câu hỏi này thì có vẻ hơi khó. 
                      Câu hỏi như sau: “Sao My có thể học lịch sử và thích lịch sử đến thế?”. Tôi lấy một tờ giấy khác, cầm cây bút màu xanh lên và bắt đầu ghi: 
                      “Thân gửi các bạn của tôi. Mỗi khi tiết lịch sử đến, đại đa phần các bạn đều ngao ngán khi phải nghĩ đến những điều cần phải học thuộc trong tiết lịch sử nên các bạn cảm thấy ngao ngán. 
                      Thử nghĩ xem, môn học nào là môn bạn thích nhất? Nếu bạn thích môn đó thì bạn sẽ học nó bằng cả tấm lòng. My học lịch sử cũng là vì thế đó. Và, vì sao My thích lịch sử? Tầm 1 năm trước, khi My học lớp 5, đã có 1 giáo viên từng khen My học lịch sử rất tốt. Lời khen có sức mạnh rất lớn các bạn ạ. Và từ đó My đã đam mê lịch sử!”
                   Một lời khen đã làm tôi thay đổi rất nhiều. Nó khiến tôi thích một môn mà trước nay tôi chưa từng nghĩ đến việc học nữa là. Bây giờ tôi đã thích nó mà tôi lại không nhận ra. Đó là sức mạnh to lớn của một lời khen
                    Tôi lần mở một mảnh giấy khác. Mảnh giấy này có màu đỏ. Thông thường, tôi đánh dấu là màu đỏ là những câu hỏi có liên quan đến chuyện tình cảm và rất khó để nói ra, mặc dù tôi biết câu trả lời. 
                     Người tôi chợt nóng lên. Tôi đọc câu hỏi xong thì giật thót tim. Đúng là tôi đã từng ghi câu hỏi này nhưng chưa từng nghĩ đến việc trả lời câu hỏi này. 
                      Câu hỏi như sau: “Trong lớp, bà thích người con trai nào nhất?”. 
                      Tôi ngỡ là mình nhầm, nên nhắm mắt và lấy lại sự bình tĩnh, nhưng khi mở mắt ra, câu hỏi vẫn còn đó, nó không xê dịch dù chỉ một chút. Lúc này tôi mong có vị thần nào giáng trần để mà tẩy xóa câu hỏi ghê gớm này đi, nhưng lại không có một vị thần nào cả. Cổ tích chỉ là cổ tích!
                        Tôi đã định vứt mảnh giấy đó đi cho khuất mắt. Nhưng có lẽ không được. Đó là một phần của tuổi thơ tôi. Nếu tôi vứt nó thì cứ y như chối bỏ một phần của tuổi thơ. Tôi không nỡ làm thế.
                       Nhưng tôi cũng sẽ không trả lời riêng cho bạn ấy. Tôi đã từng nói rằng, tôi sẽ nói cho cả lớp nghe nếu bạn ấy yêu cầu. Và chắc là phần lớn trong số các bạn cũng sẽ thắc mắc, tò mò về những điều ẩn dấu sâu trong lòng tôi nhỉ? Thế nên, tôi đã lấy một mảnh giấy rất lớn để viết. 
                        Những cảm xúc tuổi mới lớn là một phần của tuổi thơ chúng ta. Bạn đã đặt ra một câu hỏi rất hay bạn Huy ạ. Thật ngại khi sẽ phải nói ra. Bạn có thể thấy không phải ai cũng có đủ can đảm để trả lời câu hỏi đó.
                       Tôi cũng nằm trong số đó. Nhưng vì lỡ hứa với bạn nên tôi đành phải trả lời. Lời hứa của tôi không phải thứ muốn hủy là hủy. Thế nên, hôm nay tôi sẽ thực hiện lời hứa đó. 
                       Trong lớp. mỗi bạn nam đều có cách gây sự chú ý của riêng mình. Mỗi một người một vẻ, khó mà nói tôi thích ai hơn ai. Nhưng từ ngày sinh nhật tôi trở đi, tôi cảm thấy có một người đáng để tôi quan tâm hơn. 
                       Hôm ấy, tầm 8 giờ tối, tôi đang lướt facebook thì có một tin nhắn từ một người bạn trong tổ. Người đó là Đình Phú – nhà bác học của lớp. Tò mò thật sự. Bởi vì trong lớp tôi và bạn ấy không mấy thân thiết. Nói chuyện cũng không nhiều, kết bạn zalo là để trao đổi bài tập khi cần thiết hoặc khi cô yêu cầu chứ có bao giờ nói chuyện phiếm đâu. 
                    Tôi bấm vào, thì thấy thế này: “Hôm nay là sinh nhật bà hẻ?”. Ủa? Đúng là hôm nay sinh nhật tôi nhưng mà có bao giờ tôi nghĩ bạn ấy sẽ hỏi thế đâu. Tôi nhắn lại : “Đúm òi! Sao zậy?” . 
                   Thế là bạn ấy nhắn lại thế này: “Chúc bà luôn luôn quạu!”. Tự nhiên tôi thấy nực cười. Sao tự nhiên rảnh quá vậy nè? Hôm nay lại có nhã hứng nhắn chuyện với tôi. 
                     Thế là hôm sau, lên lớp tôi hỏi bạn ấy về câu chúc hôm qua. Phú và tôi nói chuyện có một chủ đề mà nói xuyên suốt hết giờ ra chơi. Lần đầu tiên tôi ngồi nói chuyện với một người trong tổ một cách tự nhiên như vậy. 
                        Có lẽ là từ đó tôi bắt đầu nói chuyện với Phú nhiều hơn. Dần dà, tôi xem, Phú như một người bạn thân, người đã thế chỗ cho một người bạn rất lâu đã rất lâu rồi tôi không còn gặp lại nữa. Cô bạn ấy là cô bạn thân nhất của tôi những năm tháng tôi học mẫu giáo
                         Khi chơi với Phú, Phú luôn đem lại cho tôi một lô các cảm giác vui vẻ mà trước nay chỉ có cô bạn năm đó mới có thể mang lại cho tôi. Lâu dần, tôi càng hiểu nhiều về Phú hơn, khâm phục thành tích học tập của bạn ấy. 
                         Bạn ấy đã góp 1 phần nhỏ vào công cuộc khiến tôi ngày càng trở nên mạnh dạn và tự tin. Tôi thường hay đùa cợt với Phú, thường chọc ghẹo bạn ấy về những gì lớp hay bàn luận bạn ấy với Thiên Hương. 
                    Vài hôm trước, cái ngày mà chúng ta đi Suối Tiên. Tôi và Phú cũng đi kè kè bên nhau. Liệu bạn có cho rằng tôi thích Phú?
                    Như thế, liệu có thể nói là tôi thích Phú được không hả bạn Huy? Những thứ cảm xúc đó ba mẹ tôi chỉ gọi là cảm xúc tuổi mới lớn. 
                    Chẳng nhẽ trai và gái không được chơi chung với nhau? Không thể trở thành bạn thân? Thứ tình cảm mà tôi dành cho Phú tuyệt nhiên không phải là loại tình cảm mà ba dành cho mẹ hay bà dành cho ông. Đó chỉ đơn thuần là một sự ngưỡng mộ. Thời đại chúng ta hiện nay thường sử dụng từ “crush” để miêu tả thứ cảm xúc đó. 
                    Sau khi viết xong một tờ giấy dành riêng cho câu hỏi ấy. Tôi thật sự rất mệt. Nếu mà bạn Phú hỏi tôi câu hỏi đó thì toang tôi thật rồi. Khó ai dám đối mặt với “crush” mà nói ra những gì mình nghĩ về bạn ấy. 
                   Thật sự thảm họa khi tôi vừa cầm chiếc điện thoại lên thì thấy một dòng tin nhắn: “My thích Phú hả?”. 
    Đề 2:
             Cơn gió mùa xuân trôi qua, luồng gió ấm áp của mùa hạ làm ấm nóng cả sân trường. Gió bay lượn một vòng quanh không trung rồi đáp xuống mái trường Lê Đức Thọ mến yêu. Đây là ngày tôi tạm chia tay với ngôi trường chất chứa bao kỉ niệm thời tiểu học để bước vào một ngôi trường học tập mới. Tôi lướt nhẹ qua sân chơi, lớp học, phòng ăn rồi đến sân banh của trường. Chợt, tôi dừng lại vì ngay tại sân banh này, một trải nghiệm đáng nhớ dội về trong tâm trí tôi. Tiếng gió đung đưa trên cây bàng không biết tự bao giờ đã cao đến mức này. Tôi nghe thấy tiếng nói của gió, của cây, của nắng và cả ngôi trường. Tất cả đang bảo tôi : “Hãy kể lại trải nghiệm thú vị đó cho mọi người cùng nghe nhé!”
        Ánh nắng dịu dàng đưa tôi trở về quá khứ, một khung cảnh quen thuộc hiện ra trước mắt tôi. Đó là ngày 3 tháng 3 năm 2021, các bạn nam lớp tôi đang tập đá bóng với nhau để giành lá vé vào trận chung kết, các bạn ấy muốn tạo một bất ngờ cho cô giáo chủ nhiệm chúng tôi. Hình ảnh ấy bỗng dưng biến mất, thay vào đó là hình ảnh thầy tổng phụ trách hô to: “Mời lớp 5/4 và lớp 5/6 vào sân để chuẩn bị bắt đầu cho trận chung kết!”. Sắc mặt của Duy Anh – một cầu thủ xuất sắc nhất “đội tuyển 5/4” chúng tôi dần nhạt đi. Tôi biết tại sao lại thế, đó là vì chúng tôi đấu với lớp 5/6 – một đội tuyển đã từng dự thi cấp thành phố. Với tư cách là một lớp phó phong trào, tôi khẽ nói: 
    • Các bạn đã vượt qua các lớp khác để vào trận chung kết này, giành được lá vé này là các bạn đã xuất sắc lắm rồi. Bây giờ thắng hay thua không quan trọng, nhưng đối với mình các bạn đã chiến thắng!
    • Được! Chúng mình sẽ cố gắng nhất có thể – Đức Tiến nói to.
    • 5/4 học hết mình, quẩy nhiệt tình – Cả lớp đột nhiên hô lớn
        Các bạn chạy ùa vào sân, xếp ngay vào đội hình mà tôi đã sắp trước đó. Thấy vậy, các bạn nữ cổ vũ cúng nhiệt tình hơn khiến thầy tổng phụ trách và lớp 5/6 trố mắt ngạc nhiên. Nhìn thấy khung cảnh ấy, tôi bất giác bật cười trong hạnh phúc.
        Trận đấu diễn ra rất sôi nổi, Duy Anh đá bóng sang cho Trung Hải, Trung Hải chuyền bóng cho Minh Duy nhưng lại bị Hoàng Minh – Một cầu thủ đội bên giật lấy bóng. Trận đấu càng quyết liệt hơn khi Hoàng Minh đang chuyền bóng về phía lưới của bọn tôi! Thấy cảnh các bạn nữ ở ngoài cổ vũ – mặc dù không đá nhưng các bạn lại toát mồ hôi hột. Cơn gió thổi qua phía tôi, cái banh cũng nhào về phía lưới đội tôi, nhưng Duy Hưng đã kịp đã ra lại bên ngoài. Bất giác, tôi nghe tiếng reo hò của các bạn, ánh mắt tôi chợt lóe lên một niềm tin. Nhưng không, tiếng reo hò đó chỉ thuộc về phía đội bạn, còn bên lớp tôi thì không khí trầm lại, tiếng cổ vũ nhiệt tình đang dần nghiêng về đội bên. Thấy thế, tôi ra hiệu cho các bạn nam cứ tiếp tục,
    ra hiệu cho nữ tiếp tục cổ vũ, tôi thì nhắm nghiền đôi mắt lại, có lẽ tôi đã mệt nhoài từ khi biết chúng tôi đấu với 5/6 rồi. 
        Đang trầm ngâm suy nghĩ về kết quả của trận đấu không ngang sức này, tôi chợt nghe thêm một đợt reo hò nữa, tôi chẳng còn muốn nhìn về phía sân bóng nữa, chỉ sợ khi nhìn, tôi sẽ khóc mất. Tôi đi về phía xích đu và ngồi lên, ngắm giàn nho trường trồng, chợt tôi thấy một chú kiến đang khiêng một mẩu thức ăn mà bạn nào đã làm rơi. Không biết từ đâu, những chú kiến khác ùa vào. Ban đầu tôi tưởng chúng ùa vào để giành lấy thức ăn, nhưng tôi đã nghĩ sai, chúng ùa vào để giúp bạn kiến kia đưa thức ăn về tổ chứ không phải để giành ăn! 
        Tôi chợt nhận ra sức mạnh của sự đoàn kết, tôi chạy ùa vào sân banh để tiếp tục công việc chỉ huy của mình, mặc cho chiếc xích đu hấp dẫn cứ muốn níu kéo tôi lại. Tôi quay lại sân trường trong sự ngạc nhiên của các bạn. Có một bạn nói:
    • Không kịp rồi My ơi, chúng sắp thua rồi, bây giờ đã là phút thứ 88 rồi!
        Tôi không nghĩ là mình đã rời sân lâu như vậy, thế nên tôi có một quyết định rất táo bạo:
    • Còn 2 phút, mỗi phút chúng ta sút một cái.
    • Ơ….. – Miệng của các bạn ấy mở ra hình chữ O và chỉ nói được tiếng “Ơ”.
        Phớt lờ sự ngạc nhiên ấy, tôi tiếp tục chỉ huy các bạn nam, đang quan sát, ánh mắt tôi chợt lóe lên khi nghe thầy hô to:
    • Chỉ huy 5/4 sao không vào đá nhỉ?
        Tôi trầm ngâm bước vào, tôi không muốn cho mọi người biết rằng tôi có thể đá banh. Nhưng bây giờ, để “cứu vãn” cho tình thế này thì buộc tôi phải “vào trận”. Tôi buộc mái tóc nãy giờ đang xõa lên thành một đuôi ngựa. Ngay khi tôi vừa vào, nhiều tiếng bàn luận đã nổi lên:
    • Gì cơ? Chỉ huy của 5/4 là con gái – Một tiếng nói từ xa vọng lại.
        Bỏ ngoài tai lời bàn ấy, tôi chuyền banh cho Gia Bảo rồi chạy về phía khung thành đối thủ. Bảo chuyền lại trái banh cho tôi, tôi sút thẳng vào cầu môn phía đối thủ trong sự ngạc nhiên của hai phía. Nhưng rồi lại có lời bình của đội bạn:
    • Còn có 1 phút à, không thắng được đâu!
    • Đúng đấy, làm sao bằng chỉ huy đội mình được.
        Lần này, nhìn thấy ánh mắt kiên quyết giành chiến thắng của tôi, các bạn nam như tiếp thêm sức lực. Thành Vinh đá bóng về phía Tiến Huy trong tiếng loa của thầy tổng phụ trách:
    • Còn 30 giây nữa. Liệu lớp 5/4 có thể xoay chuyển tình thế không đây?
        Không làm tôi thất vọng, Tiến Huy sút một cái vào cầu môn của đối thủ trong tiếng hét:
    • Năm bốn muôn năm! Năm bốn muôn năm!
        Trước sự ngỡ ngàng của đội bạn, thầy tổng phụ trách công bố kết quả:
    • Thế là lớp 5/4 đã xoay chuyển được tình thế, chiếc cúp Vàng đương nhiên sẽ là của 5/4.
        Thầy ngưng một chút rồi trao chiếc cúp vàng danh giá cho chúng tôi. Riêng tôi lại được thêm một huy chương vàng “Người chỉ huy xuất sắc’ mà các bạn đã làm riêng dành tặng tôi. Tôi và các bạn lại bật cười, có bạn lại khóc. Nhưng có lẽ…. không phải vì buồn mà là vì hạnh phúc.
        Thước phim mộng mơ dần khép lại, cơn gió đưa tôi trở về hiện tại, tôi thấy hình ảnh của chính mình trong trang kí ức đó, hình ảnh ấy ngày càng xa nhưng không phai màu, không nhạt nhòa dù chỉ một chút. Tôi khoác chiếc ba lô nặng trịch chất chứa bao niềm vui nỗi buồn của thời tiểu học, tôi định bước đi nhưng rồi phải dừng lại. Có lẽ tôi nên bỏ lại một nửa kí ức ở trường để các em học sinh thế hệ sau đọc được câu chuyện này. Đọc được câu chuyện về một lớp phó phong trào không hiểu rõ sức mạnh của sự đoàn kết, chuyện về những dòng nước mắt mặn mà, mặn của sự yêu thương, sự đoàn kết, về những người bạn tốt, những năm tháng vui vẻ thời tiểu học. Tạm biệt mái trường mến yêu, mai sau khi thành tài, ta sẽ không quên rằng: Chính mái trường này đã nuôi dạy ta thuở còn thơ….
        Các bạn thấy đấy, ai trong chúng ta cũng mắc phải một sai lầm, một nhận định sai về người khác khi ta chưa hiểu rõ họ. Điều quan trọng là ta có biết nhận lỗi và sửa sai hay không. Tôi đã mắc phải vô vàn sai lầm lớn nhỏ, nhưng qua trải nghiệm ấy, tôi mới nhận ra rằng: Sai lầm lớn nhất của tôi 12 năm nay là suy nghĩ sai về khái niệm của sự đoàn kết. Các bạn của tôi đã chứng minh cho tôi thấy điều tôi nghĩ là sai, các bạn ấy đã chứng minh rằng sự đoàn kết sẽ luôn luôn chiến thắng. Hôm nay, lòng tôi chợt vui vẻ vì một trải nghiệm sâu sắc. Tôi đã tự hỏi, có phải là câu chuyện của người lớp phó phong trào của ngày đó?

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới